4 BƯỚC ĐỂ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN THÀNH CÔNG

0
573
Tại sao phần lớn nhà đầu tư chứng khoán thua lỗ? Tại sao càng mua giá càng giảm? Tại sao mua cổ phiếu tốt giá không tăng? Tại sao luôn trong trạng thái chịu lãi kém, chịu lỗ giỏi?… Thị trường chứng khoán luôn là kênh đầu tư rất tiềm năng nhưng không hề dễ dàng, cần có phương pháp bài bản và bền vững để có thể đi xa hơn trong thị trường luôn song hành cơ hội và rủi ro. Dưới đây DiepDv giới thiệu phương pháp tổng quan làm nền tảng cho các phương pháp nâng cao sau này:
? 4 BƯỚC ĐỂ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN THÀNH CÔNG
  • B1: Xác định thị trường chung đang ở đâu?
  • B2: Tìm kiếm danh mục đầu tư như thế nào?
  • B3: Tìm điểm mua/bán?
  • B4: Quản lý danh mục đầu tư
B1: Xác định thị trường chung đang ở đâu?
VN-Index là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết. Vì vậy, khi thị trường chung trong xu hướng giảm có nghĩa là phần lớn cổ phiếu trên thị trường đang trong xu hướng giảm và việc tìm kiếm cổ phiếu đi ngược thị trường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
=> Đừng cố gắng đánh bại thị trường, hãy thuận theo nó. Nên tham gia khi thị trường ổn định hoăc trong xu hướng tăng và luôn cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Nếu thực sự Quý nhà đầu tư tìm được cổ phiếu đi ngược thị trường, đặc biệt tuân thủ nguyên tắc Mua/Ban/Cutloss: Mua thăm dò, giải ngân từng lần và Cutloss khi mất hỗ trợ hoặc chạm ngưỡng 5 – 8%.
Ví dụ: Tháng 4/2018 thị trường giảm mạnh, nhiều cổ phiếu kết quả kinh doanh ra rất tốt nhưng vẫn giảm hơn 20%. Trong đó, ACB là ví dụ điển hình, khi ACB có kết quả kinh tốt nhưng giá vẫn giảm từ vùng 44 về vùng 26.
B2: Tìm kiếm danh mục đầu tư như thế nào?
Có rất nhiều cách để tìm ra một danh mục cổ phiếu và đưa vào tầm ngắm:
    1. Dựa vào tin đồn, mách nước hoặc theo cảm tính: Phương pháp này thường không kiểm soát được thông tin, lúc được lúc mất và phần lớn là thua lỗ do không có chiến lược QUẢN TRỊ RỦI RO.
    2. Đầu tư theo đồ thị kỹ thuật: Phương pháp này cần một kiến thức về phân tích biểu đồ rất tốt, đặc biệt việc tuân thủ KỶ LUẬT thực hiện chiến lược mua/bán ban đầu đã đặt ra.
    3. Đầu tư giá trị: Phương pháp này sẽ tìm ra cổ phiếu tiềm năng chưa tăng, giá trên thị trường thấp hơn nhiều so với giá trị thực của công ty. Đây là một phương pháp rất thành công của Benjamin Graham hay Warren Buffett. Đọc 4 tiêu trí M trong chọn cổ phiếu củ Phil Town Tại đây.
    4. Đầu tư cổ phiếu bắt đầu đà tăng trưởng: Đây là những cổ phiếu dự kiến có mức tăng trưởng lợi nhuận quý này so với quý trước và cùng kỳ tăng đột biến. Cổ phiếu này thường có biến động về giá tăng mạnh bất thường trong tuần hoặc tháng. Tín hiệu hoàn hảo hơn là giá cổ phiếu tăng thoát khỏi vùng tích lũy trong thời gian dài, ở đây lý thuyết hộp Darvas được Nicolas Darvas vận dụng rất thành công.
    5. Đầu tư cổ phiếu tăng trưởng: Đây là những cổ phiếu có nền tảng vững chắc, luôn tăng trưởng về cả cơ bản và đồ thị kỹ thuật. Tiêu chuẩn cần đối với doanh nghiệp này là tăng trưởng Doanh thu, Lợi nhuận, EPS… trong 1 đến 5 năm, dự kiến tốc độ tăng trưởng tiếp tục được duy trì. Và đồ thị kỹ thuật đang trong xu hướng tăng. Khi mua doanh nghiệp này, nhà đầu tư thường có cảm giác phải mua giá cao hơn so với giá trong quá khứ, tuy nhiên, vì doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh tốt thì giá vẫn sẽ tiếp tục tăng. Đây là phương pháp cực kỳ thành công của William O’neil với chiến lược CANSLIM. Xem chi tiết Tại Đây
=> Phần lớn những nhà đầu tư trên thị trường họ thường mua cổ phiếu dựa vào tin đồn, dựa vào sự mách bảo của người khác hay lựa chọn cổ phiếu theo cảm tính mà không có một phương pháp đầu tư rõ ràng cho nên thường phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề không đáng có. Vì vậy, cần tìm cho mình một phương pháp tốt nhất và tuân thủ những điều kiện đã đặt ra.
=> TÙY TỪNG PHƯƠNG PHÁP MÀ ANH/CHỊ CẦN CÓ 1 CÔNG CỤ SÁNG LỌC, TÌM RA NHỮNG CỔ PHIẾU THỎA MÃN TIÊU CHÍ ĐÃ ĐẶT RA.
B3: Tìm điểm mua/bán?
Khi tìm được doanh nghiệp tốt, nhưng thời điểm mua khác nhau thì lợi nhuận mang lại sẽ khác nhau do giá cổ phiếu trong ngắn hạn luôn biến động trong 1 biên độ nhất định. Tâm lý nhà đầu tư luôn trải qua các cung bậc: Chán nản, nghi ngờ, hi vọng, lạc quan, hưng phấn, thỏa mãn, sợ hãi, hoảng loạn, tức giận. Vì vậy, ngắn hạn, một phần tâm lý nhà đầu tư sẽ phản ánh vào giá, nên việc tìm điểm Mua/Bán cũng rất quan trọng.
Hay khi một doanh nghiệp tốt, nhưng có biến cố ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp làm giá giảm mạnh nhưng thông tin đến được nhà đầu tư có độ trễ, nếu đợi được thông tin rõ ràng giá đã giảm rất mạnh, khi đó nhà đầu tư nên bán hay nắm giữ. Nếu bán thì bán khi nào?
Ví dụ điển hình là TTF, trước đó TTF là một doanh nghiệp được đánh giá là cơ bản tốt, nhưng khi biến cố về thông tin sai lệch số liệu hàng tồn kho và khoản phải thu đến được với nhà đầu tư thì TTF đã có nhiều phiên giảm sàn liên tiếp. Xem lại biến động ngày 19/07/2016.
=> Phân tích kỹ thuật là một công cụ để tìm ra điểm Mua và điểm Bán rất hiệu quả vì PTKT sẽ xác định được thị trường hay cổ phiếu đang trong uptrend, downtrend hay sideway, từ đó tìm ra điểm mua/bán cụ thể. Trong đó, Lý thuyết Dow là lý thuyết nền tảng, cũng như sóng Elliott Anh/Chị nên tìm hiểu kỹ. Đọc thêm về phương pháp giao dịch theo PTKT Tại đây
B4: Quản lý danh mục đầu tư
Quản lý danh mục đầu tư, quản trị rủi ro rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của NĐT. Rất nhiều câu hỏi phải đặt ra: Tại thời điểm hiện tại chúng ta nên giữ cổ phiếu nào, bán ra cổ phiếu nào? Tỷ lệ nắm giữ mỗi cổ phiếu đó chiếm bao nhiêu % trong danh mục đầu tư hay tiền mặt còn lại chiếm khoảng bao nhiêu trong danh mục đầu tư là hợp lý? Cách đi tiền như thế nào là hợp lý?…
Đặc biệt việc cutloss luôn là điều chú tâm hàng đầu. Không ai muốn nhận là mình đầu tư sai cả, người ta luôn hi vọng là cổ phiếu sẽ tăng trở lại, cho đến khi cổ phiếu ngày càng xuống thấp hoặc không bao giờ quay trở lại giá mua ban đầu. Có một nghịch lý, Nếu Anh/Chị lỗ 50% thì Anh/chị cần lãi lại 100% tài khoản thì mới hòa được khoản lỗ ban đầu. Giải pháp ở đây là luôn phải đặt sẵn mức cắt lỗ ngay từ lúc bắt đầu đầu tư.
Tùy phong cách đầu tư của Anh/Chị, nhưng thường danh mục đầu tư của Anh/Chị nên phân bổ 70% cổ phiếu cơ bản tốt mua và nắm giữ đến khi nào vi phạm nguyên tắc ban đầu đặt ra, còn lại 30% sẽ lướt trên chính danh mục cổ phiếu đó.

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here