TỔNG HỢP THÔNG TIN THẾ GIỚI

0
427

I. KINH TẾ MỸ

Thị trường tài chính Mỹ trong hơn một tuần vừa qua lại hỗn loạn vì ám ảnh của các nhà đầu tư về tình trạng được gọi là “Đường cong lợi suất nghịch đảo” trên thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ, đặc biệt là chênh lệch giữa kỳ hạn 1 và 10 năm. Lo lắng về tình trạng này khiến các nhà đầu tư gần như mất phương hướng vì các tín hiệu của tình trạng này đối với nền kinh tế. Theo thống kê, 9 cuộc suy thoái gần nhất của kinh tế Mỹ là có gắn liền với tình trạng lãi suất này. Điều này có nghĩa là trong vòng khoảng 14 tháng tới, khoảng giữa 2020, nền kinh tế Mỹ chính thức bước vào tình trạng suy thoái. Tiêu chí suy thoái của nền kinh tế bất kỳ là tăng trưởng âm hai quý liên tiếp. Do vậy, bất kỳ sự sụt giảm tăng trưởng theo quý từ nay tới năm sau đều là cảnh báo đỏ cho tình trạng kinh tế suy thoái. Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực EU, đã sụt giảm tăng trưởng từ Quý 3/2018 tới nay. Đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ nước này đã “nghịch đảo” trước cả Mỹ. Những tín hiệu này đã giáng một đòn nặng nề vào niềm tin của các nhà đầu tư Mỹ hiện nay.

II. KINH TẾ CHÂU ÂU

Kinh tế châu Âu tăng trưởng bắt đầu gặp khó kể từ nửa cuối năm 2018, đặc biệt là tại Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Lý do chính là sản lượng công nghiệp của Đức bị sụt giảm khá mạnh trong 2 quý cuối năm ngoái khi các tiêu chuẩn mới liên quan đến khí thải áp dụng cho ngành ô tô bắt đầu có hiệu lực, khiến các dây chuyền sản xuất cũ chưa đáp ứng được ngay. Tính đến tháng 02/2019, chỉ số PMI (đo lường sức khỏe khu vực sản xuất) của Đức đã giảm tháng thứ 7 liên tiếp và xuống dưới ngưỡng 50 điểm trong hai tháng gần đây nhất. Do khu vực sản xuất yếu, tăng trưởng GDP của Đức đã giảm 0,2% trong quý III/2018 và gần như không tăng trong quý IV/2018. Tương tự, kinh tế Pháp và Anh cũng gặp nhiều trở ngại, không thể tăng trưởng mạnh được trong các quý gần đây do những bất ổn chính trị liên quan đến phong trào “áo Gile vàng” và Brexit.

Trước triển vọng tăng trưởng kinh tế chậm chạp, trong cuộc họp chính sách tháng 3, NHTW châu Âu (ECB) đã quyết định sẽ chưa tăng lãi suất, ít nhất là đến hết năm 2019. Cần lưu ý là chương trình nới lỏng định lượng QE của ECB (trị giá 2.600 tỷ EUR) đã chấm dứt kể từ cuối năm 2018. Để thay thế cho chương trình này, đồng thời hỗ trợ cho tăng trưởng, ECB đã công bố Chương trình Tái cấp vốn dài hạn có mục tiêu lần thứ ba (TLTRO III) với các khoản vay 2 năm nhằm giúp các ngân hàng đảo nợ số khoản vay có tổng trị giá 720 tỷ Euro trong chương trình TLTRO hiện tại, tránh để xảy ra tình trạng thắt chặt tín dụng dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế thêm tồi tệ. Năm nay cũng là năm ECB sẽ bầu lại chức Chủ tịch, vì thế sự xáo trộn lớn về định hướng chính sách tiền tệ tại khu vực Eurozone nhiều khả năng cũng sẽ chưa diễn ra.

III. KINH TẾ TRUNG QUỐC

Đối với kinh tế Trung Quốc, đà suy giảm tăng trưởng vẫn đang diễn ra và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2018 chỉ đạt 6,6% – thấp nhất trong vòng 28 năm. Năm 2019, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức 6-6,5% (thấp hơn năm 2018), cho thấy sự thận trọng của Chính phủ Trung Quốc bất chấp các biện pháp nới lỏng tiền tệ (giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc) và tài khóa (giảm thuế thu nhập cá nhân, tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng) mà Trung Quốc đã thực hiện kể từ nửa cuối năm 2018 đến nay.

 – NguồnSSI –

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here