Báo cáo Ngành Xi măng: Tình hình 6 tháng đầu năm 2021

0
734
I. Sản xuất
Theo Hiệp hội Xi măng, Việt Nam đang đứng thứ năm thế giới về năng lực sản xuất chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Nga, hiện nay sản lượng sản xuất xi măng của Việt Nam đạt xấp xỉ 110 triệu tấn/năm. Tổng sản lượng sản xuất xi măng 6 tháng đầu năm 2021 đạt 51.1 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức sản lượng sản xuất cao nhất trong 5 năm gần đây và đã thực hiện được ~50% so với kế hoạch sản xuất cả năm (104-107 triêu tấn). Tuy nhiên, không phải tất cả các đơn vị đều tăng sản lượng sản xuất, mà chỉ những đơn vị thuộc khối Vicem mới có sản lượng tăng so với cùng kỳ (tăng 8.5%), trong đó Vicem Hà Tiên chiếm tỷ trọng lượng sản xuất lớn nhất tăng 9.6%; trong khi khối liên doanh ghi nhận mức giảm 4.6% so với cùng kỳ.

Theo Chiến lược Phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Trong giai đoạn 2021-2030, chỉ đầu tư thêm các nhà máy có công suất từ 5,000 tấn clinker/ngày trở lên (hiện nay công suất trung bình một dự án là dưới 2,500 tấn clinker/ngày). Đến năm 2025, nhà máy xi măng công suất nhỏ hơn 2,500 tấn clinker/ngày bắt buộc phải đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Đồng thời, tỷ lệ sử dụng clinker trong sản xuất xi măng cũng được giảm xuống.

Các dây chuyền đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư đến năm 2030 là 24 dây chuyền, với tổng công suất 36,31 triệu tấn. Như vậy, dự kiến đến năm 2030, cả nước có 109 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 140,35 triệu tấn/năm.

Từ 2020 đến nay, chỉ có thêm 2 dây chuyền mới đi vào vận hành: dự án Xi măng Tân Thắng (Nghệ An); và dự án Xi măng Long Sơn – dây chuyền 3 tại Thanh Hóa. Và đến cuối năm nay, dự kiến cũng chỉ có 1 dự án dây chuyền 4 của Xi măng Long Sơn đi vào vận hành. Ngoài ra, có 1 số dự án trong Quy hoạch ngành đã khởi công và dự kiến đi vào sau 2022 là:

II. Tiêu thụ

Theo Hiệp Hội Xi măng, tổng sản lượng tiêu thụ 5 tháng đầu năm 2021 toàn ngành đạt 44,161 nghìn tấn, tăng 16.2% so với năm 2020. Trong đó, riêng sản lượng xuất khẩu đã chiếm 41% (đạt 18,127 nghìn tấn) tăng đến 39%, trong khi tiêu thụ nội địa chiếm 59 % (đạt 26,034 nghìn tấn) chỉ tăng nhẹ khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2020 do lĩnh vực xây dựng trong nước bị đình trệ ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tái bùng phát từ cuối tháng 4.
Thấy 5 tháng đầu năm 2021 khu vực miền Nam có mức tiêu thụ tăng mạnh nhất cả nước với tốc độ tăng trưởng 12.2% so với cùng kỳ năm 2020 và cao hơn mức trung bình cả nước 4.4%. Tồn kho cả nước trong 5 tháng còn khoảng 2.8 triệu tấn, chủ yếu là clinker tương đương từ 10-15 ngày sản xuất.

Trong những năm gần đây, xuất khẩu lại tiếp tục là động lực tăng trưởng của ngành Xi măng. Xuất khẩu 6 tháng đầu năm vượt kế hoạch, tăng trưởng cả về sản lượng và giá bán. Cụ thể, nửa đầu năm 2021, ngành xi măng xuất khẩu gần 21 triệu tấn sản phẩm xi măng và clinker (gần bằng lượng xuất khẩu cả năm của năm 2017) trị giá 808 triệu USD, tăng 27% về lượng và 31% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ đến ~50% sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker, sở dĩ xuất khẩu xi măng tăng mạnh là nhờ Trung Quốc thay đổi chính sách đầu tư đối với ngành này. Cụ thể, Trung Quốc giới hạn và giảm dần các nhà máy xi măng (chủ yếu vì mục đích môi trường) thay vào đó tăng nhập khẩu từ các quốc gia khác, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, xét theo từng tháng thì sản lượng xuất khẩu đang có xu hướng giảm dần từ tháng 4 đến nay, chủ yếu là từ nguồn xi măng xuất khẩu sang Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang quốc gia này đã bắt đầu thu hẹp từ tháng 5. Ngoài ra, thị phần xuất khẩu sang các thị trường lớn đều có mức tăng tốt, ngoại trừ Đài Loan (giảm gần 80% về cả lượng và giá trị).

III. Về giá bán trong nước
Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát làm cho nhiều ngành hàng bị “chao đảo”, đặc biệt là các loại vật liệu xây dựng như thép, gạch, ốp lát, cát,.. đều tăng giá mạnh trong Quý 1-2021, tuy nhiên giá xi măng dường như không có sự thay đổi đáng kể.

Mặc dù các doanh nghiệp xi măng đều có nhu cầu phải tăng giá vì chi phí cho nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng (như than, điện, xăng dầu, vỏ bao..), nếu giữ nguyên giá thì hiệu quả sẽ giảm. Trong đó, than là nguyên liệu chiếm khoảng 30% trong cơ cấu giá thành cho sản xuất xi măng nhưng giá than đã tăng thêm 20% (do Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư nhà máy nhiệt điện, mua hết than của các quốc gia xuất khẩu than như Ấn Độ, Indonesia, Canada, Mỹ làm nguồn cung suy yếu nên giá than đã tăng mạnh) khiến cho các nhà máy xi măng phải trầy trật tìm kiếm lợi nhuận do không thể tăng giá bán.Với tình trạng cung vượt cầu nên việc cạnh tranh giữa các thương hiệu cũng rất khốc liệt. Nếu tăng giá quá cao thì sản phẩm nước ngoài có giá thấp hơn sẽ xuất hiện và cạnh tranh với các DN trong nước.

Tuy nhiên, do không chịu được áp lực chi phí tăng cao và để đảm bảo hiệu quả cho quá trình sản xuất, từ Tháng 4 năm 2021 nhiều đơn vị đã tăng giá bán xi măng trong nước, tăng thêm từ 30,000-40,000 VND/tấn (~3-5%) cho tất cả các loại xi măng. Một số doanh nghiệp tăng giá bán sau đây:

IV. Triển vọng và thực trạng

Theo phân tích và dự báo của một số chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, tỷ suất lợi nhuận ngành xi măng có thể tiếp tục bị suy giảm do công suất và chi phí nhiên liệu tăng. Cụ thể, trong năm 2021, công suất trong nước ước tính tăng khoảng 7 triệu tấn, tương đương 7% từ các dây chuyền sản xuất mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2020 và đầu năm 2021.

Từ Qúy 1-2021, tiêu thụ nội địa năm nay được dự báo sẽ khởi sắc và dần giải tỏa áp lực tồn kho của ngành với những điểm nhấn: (i) Dịch COVID-19 được kiểm soát tốt tại Việt Nam; (ii) Việc tái khởi động các dự án bất động sản, xây dựng; (iii) Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia được đẩy mạnh sau Đại hội Đảng thành công: cao ốc Bắc – Nam, đường vành đai các thành phố lớn,.. và (iv) Định hướng phát triển Ngành xây dựng trong 5 năm (2021-2025). Các chuyên viên dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước năm 2021 sẽ đạt mức tăng trưởng từ 5-7% so với năm 2020.
Tuy nhiên, đợt tái bùng phát dịch bệnh vào cuối tháng 4 đã ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh tế, bao gồm việc đầu tư và xây dựng. Bên cạnh đó, việc giá các nguyên liệu không ngừng leo thang trong thời gian qua cũng phần nào ảnh hưởng đến tiến độ các dự án. Sản lượng tiêu thụ xi măng trong nước ít nhiều cũng bị tác động. Dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng sẽ phục hồi vào những tháng cuối năm 2021 bằng việc tiến hành các công trình xây dựng cở hạ tầng  ngay sau khi tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát.
Nguồn Vietdata

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here