BỆNH SỢ MẤT, SỢ THUA LẠI CÀNG THUA

0
545

HIỆU ỨNG BAZERMAN TRONG ĐẦU TƯ – BỆNH SỢ MẤT, SỢ THUA LẠI CÀNG THUA.

Đây là một hiệu ứng mà “giúp” cho các nhà đầu tư rơi vào cái bẫy, một điểm yếu (đặc biệt trong kinh doanh và đầu tư) là Loss Aversion – bệnh sợ mất mà họ không nhận ra, và khi họ bắt đầu có cảm giác thì họ đã bị chìm sâu trong thua lỗ và cháy tài khoản, những người đã trải qua hiệu ứng này hiểu rất rõ cái cách mà “Bazerman” dẫn dắt vào “bóng tối”. Nên tại sao chúng ta nghe các lời khuyên từ các nhà đầu tư huyền thoại như Warren Buffett là cắt lỗ,cắt lỗ và cắt lỗ mục đích để giúp chúng ta thoát khỏi cái bẫy mà hiệu ứng Bazerman gây ra.
Để hiểu cách vận hành của hiệu ứng này hãy xem cái cách mà giáo sư Max Bazerman bán cho các sinh viên MBA từ trường Kinh doanh Harvard một tờ 20$ với giá cao hơn nhiều so với mệnh giá. Kỷ lục là tờ 20$ là bán được với giá 204$. Ông làm việc này bằng cách sẽ trao tờ 20$ cho người trả cái giá lớn nhất cho nó.Tuy nhiên, có một điều kiện nhỏ rằng sinh viên đưa ra cái giá thấp hơn chiến thắng (người về nhì) sẽ phải cung cấp cho giáo sư số tiền mà người đó sẵn sàng trả cho tờ 20$ đó. Để được rõ ràng chúng ta hãy nói hai giá thầu cao nhất là 15$ và 16$. Người chiến thắng sẽ nhận được 20$ trao đổi với 16$ của mình, trong khi người thứ hai sẽ phải trả cho giáo sư 15$ và chẳng nhận được gì cả.
Cuộc đấu giá bắt đầu từ 1$ và nhanh chóng đạt mức 12$-16$. Tại thời điểm này, hầu hết các thạc sĩ tương lai thua cược và chỉ còn lại hai người với lời đề nghị cao nhất.Cuộc đấu giá sẽ từ từ đến con số 20$. Cả 2 đều biết rõ ràng là họ đã bắt đầu lỗ, nhưng cũng không ai muốn thua, bởi vì kẻ thua cuộc, không chỉ đã không nhận được mà vẫn sẽ phải trả tiền số tiền cược cho giáo sư. Ngay khi cuộc đấu giá vượt mức 21$, lớp học bùng nổ những tràng cười. Những Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, được cho là rất thông minh, lại sẵn sàng trả cho 1 tờ 20$ nhiều hơn mệnh giá của nó. Tuy nhiên, cuộc đấu giá vẫn tiếp tục và nhanh chóng đến mức 50$, sau đó đến 100$, cuối cùng lên đến 204$ – kỷ lục trong sự nghiệp giảng dạy của giáo sư Bazerman tại Harvard.
Cuộc đấu giá tương tự được bày ra cả trong chương trình đào tạo các CEO – và Bazerman luôn luôn bán mức giá cao hơn mệnh giá 20$ của tờ bạc. Tại sao những người được cho là đủ thông minh để hiểu họ đang trả giá cao hơn cho món hàng họ nhận được lại cắm đầu làm việc đó dù biết đang bị hớ?
Mỗi người (đặc biệt là trong kinh doanh) có một điểm yếu là Loss Aversion hoặc bệnh sợ mất. Ban đầu, tất cả các sinh viên cảm thấy rằng họ có cơ hội để có được miễn phí 20$.
Tuy nhiên, ngay khi giá đấu đã lên đến 12$-16$, mọi người hiểu rằng họ đang đối mặt với mức lời giảm dần, do đó, họ bắt đầu ra giá vượt xa dự định, cho đến khi phiên bán đấu giá đạt 21$. Ở giai đoạn này, cả hai bên sẽ bị mất tiền nhưng một người sẽ chỉ mất 1$, và người còn lại sẽ mất những 20$. Để giảm thiểu thiệt hại, cả hai đều cố gắng để trở thành người chiến thắng. Tuy nhiên, cuộc đua này chỉ dẫn đến một thực tế rằng cả hai tham gia đấu giá mất nhiều tiền hơn và nhiều hơn nữa, điều nguy hiểm là chuyện này gần như rất khó dừng lại.
Vì vậy, mong muốn có được 20$ sẽ kết thúc bằng sự thua lỗ. Thú vị nhất, có rất nhiều dữ liệu, đặc biệt là trong thị trường chứng khoán và trong các casino diễn ra “hiện tượng Bazerman”. Người chơi, khi bắt đầu bị mất tiền, luôn hy vọng sẽ giành lại số tiền bị thua; nhưng hầu như luôn luôn mất nhiều tiền hơn và nhiều hơn nữa.
” Sợ mất mát sẽ dẫn đến thiệt hại lớn và thậm chí không dừng lại được. Hãy chấp nhậnmất mát khi chúng còn ở mức tối thiểu và hãy nghiêm túc nhìn vào mất mát đó! “

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here