HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG CHỈ SỐ P/E CỦA DOANH NGHIỆP, THỊ TRƯỜNG

0
617

Khi nhận định về sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam, các chuyên gia phân tích hầu hết đều sử dụng chỉ số P/E bình quân toàn thị trường như một công cụ so sánh đơn thuần hữu hiệu. Có thể lấy ví dụ một trích đoạn quen thuộc của các chuyên gia tài chính: “P/E bình quân TTCK Việt Nam theo thống kê của Bloomberg đang là 16.5 lần, thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực – chẳng hạn như Phillipines hay Indonesia với mức P/E trên 20 lần; điều đó chứng minh rằng cổ phiếu trên TTCK Việt Nam đang khá rẻ.”

Cách nhìn nhận này thoạt nhiên nghe có vẻ hợp lý và thậm chí được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện đại chúng như một thông lệ bình thường. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ hơn về bản chất của chỉ số P/E và điểm khác biệt về kinh tế giữa các quốc gia, chúng ta sẽ nhận thấy chỉ nhìn vào chỉ số P/E để quyết định đây là một cách so sánh sai về mặt bản chất, dẫn tới những dự báo và nhận định mang tính lệch lạc.
I. Nghịch đảo của chỉ số P/E
Trước hết, chỉ số P/E thể hiện mức độ sẵn sàng trả giá bao nhiêu trên thu nhập từ cổ phần đó trên TTCK. Như vậy câu hỏi được đặt ra là: “Khi quyết định đầu tư, cần dựa trên điều gì để quyết định chỉ số P/E ở mức bao nhiêu là hợp lý?”.
Một vấn đề khá rõ rệt là khi so sánh, những nhà đầu tư cá nhân chúng ta chỉ thấy được những con số tính bằng lần, nhưng phần lớn lại không hiểu được gốc rễ của nó. Muốn hiểu đúng về bản chất, chúng ta nên sử dụng chỉ số E/P (Earning to Price ratio).
o    E/P = Lợi nhuận trên cổ phần/Giá thị trường của cổ phần. hoặc lấy nghịch đảo của P/E và sẽ có đơn vị là %, con số này thể hiện tỷ suất sinh lợi trên thị giá chứng khoán. Hiểu một cách đơn giản, bạn bỏ ra 100 đồng sở hữu 1 cổ phần, trong khoản thời gian nhất định, số tiền được tạo ra là 100*E/P đồng.
Qua chỉ số này, nhà đầu tư dễ dàng thấy ta có thể so sánh chỉ số này với lãi suất tiết kiệm 12 tháng (giả sử 6.5%). Với mức P/E trung bình thị trường của Việt Nam là 16.5 lần, mức E/P trung bình của thị trường Việt Nam sẽ là 6.1%, một mức lợi suất thậm chí còn thấp hơn so với gửi tiết kiệm?!.
II. Việc so sánh P/E đơn thuần giữa các thị trường là sai lầm?
Nếu ta dùng hai công cụ E/P và lãi suất gửi tiết kiệm như một mốc để đánh giá độ hấp dẫn của kênh đầu tư chứng khoán giữa các quốc gia lân cận trong khu vực, ta sẽ thấy một bức tranh hoàn toàn ngược lại:
Nguồn : Bloomberg, MSCI, Deposits Org
Qua bảng biểu trên, nếu so sánh tỷ suất lợi nhuận E/P toàn thị trường với kênh lãi suất tiết kiệm phi rủi ro, TTCK Việt Nam trước đó đang được định giá rẻ nhất ngạc nhiên thay nếu xét trên tiêu chí này thì rõ ràng thị trường Việt Nam không thực sự hấp dẫn so với các nước lân cận – trái ngược hoàn toàn với những gì chúng ta nghe thấy từ các chuyên gia.
Xét về mức P/E của thị trường Việt Nam hiện tại dù là một thị trường cận biên – theo đánh giá của MSCI, TTCK Việt đang được giao dịch với mức P/E xấp xỉ với các thị trường mới nổi và thậm chí cao hơn một số thị trường phát triển khác.
Tuy nhiên, xét trên khả năng tăng trưởng của nền kinh tế thì Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn trong khi vực. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình VN-Index nhiều năm gần đang khá mạnh mẽ. Triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế vẫn đây duy trì tốt nhờ vào các chính sách tiền tệ nới lỏng được áp dụng, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế được đẩy mạnh, môi trường đầu tư – kinh doanh cải thiện, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng được thúc đẩy nhanh hơn.
Vì vậy, việc dùng chỉ số P/E trung bình giữa các thị trường lân cận để so sánh và thậm chí dùng để định giá là chưa đủ, việc áp dụng tỷ lệ này cần được thực hiện tương quan với lợi suất của các kênh đầu tư khác, thứ hạng thị trường và đặc biệt là đặc điểm và triển vọng của nền kinh tế.
Thay vì với nhận định P/E toàn thị trường còn hấp dẫn hay không, một nhà đầu tư cá nhân thông minh nên sử dụng chỉ số E/P, đồng thời hiểu rõ bản chất của nó để quyết định giá mua hợp lý. Ngoài ra, chúng tôi nghĩ rằng việc so sánh với dữ liệu P/E trung bình thị trường trong lịch sử trước đây sẽ cho nhà đầu tư cá nhân cái nhìn đúng hơn về chu kỳ của thị trường chứng khoán Việt Nam.
III. P/E của doanh nghiệp, việc so sánh P/E giữa các ngành
Như đã trao đổi ở trên, việc dùng chỉ số P/E đơn thuần để so sánh và thậm chí dùng để định giá là chưa đủ, việc áp dụng tỷ lệ này cần được thực hiện tương quan với lợi suất của các kênh đầu tư khác, và đặc biệt là thị trường chứng khoán là thị trường kỳ vọng nên cần xác định đặc điểm và triển vọng của từng ngành, từng doanh nghiệp.
Với hầu hết các cổ phiếu, tỷ lệ E/P cao và cao hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm phi rủi ro được coi là một điều tốt lành.Nhưngđiều này chưa hẳn đúng với tất cả ngành nghề, với những ngành nghề mang chu kỳ thì điều này lại ngược lại. Chỉ số E/P của các công ty chu kỳ thấp là dấu hiệu cho thấy công ty đang ở khúc cuối của giai đoạn thịnh vượng và chuyển sang giai đoạn tăng trưởng chậm lại hoặc không tăng trưởng. Nếu nhà đầu tư không am hiểu về doanh nghiệp, về ngành nghề việc đánh giá tỷ số E/P có thể sẽ có sai sót trầm trọng.
Ở đây chúng ta cần xác định mối tương quan giữa P/E và tăng trưởng thu nhập kỳ vọng, và chỉ số PEG sẽ thể hiện mối tương quan giữa 2 chỉ số này.
o    Tỷ lệ PEG = (P/E) / Tốc độ tăng trưởng thu nhập cổ phiếu
PEG là một trong những chỉ số nhằm định giá một doanh nghiệp dựa vào kỳ vọng chính vì vậy tốc độ tăng trưởng thu nhập cổ phiếu được sử dụng luôn là tốc độ tăng trưởng ước tính của năm tới, nó phụ thuộc vào dự đoán và ý đồ của công ty đó và các nhân tố khách quan khác như điều kiện thị trường, sự cường điệu của các nhà đầu tư…
Thông thường người ta cho rằng tỉ lệ PEG = 1 là chấp nhận được. Ví dụ: nếu một công ty có tốc độ tăng trưởng thu nhập 30%/năm, thì P/E là 30 sẽ là hợp lý. Nếu tỉ lệ PEG > 1, nó đồng nghĩa với việc hoặc cổ phiếu đó đã được định giá quá cao hoặc thị trường đặt kì vọng vào tốc độ tăng trưởng thu nhập của loại cổ phiếu này cao hơn mức công bố. Ngược lại nếu tỉ lệ PEG < 1, thì hoặc cổ phiếu đó đang bị định giá thấp hoặc kì vọng của thị trường không tốt.
Trong trường hợp so sánh 2 cổ phiếu với nhau, chúng ta sẽ có một ví dụ cụ thể sau:
Giả sử là bạn đang quan tâm đến công ty hoạt động trong lĩnh vực Bia với mức tăng trưởng EPS năm sau dự kiến là 20%, chỉ số P/E hiện tại là 20. Và công ty thuộc ngành Điện có mức tăng trưởng EPS dự kiến 10% một năm, P/E ở mức thấp là 15. Nhiều nhà đầu tư đưa ra nhận định giá thị trường của cổ phiếu công ty Bia cao hơn công ty Điện vì dựa vào chỉ số P/E. Liệu điều đó có thật sự là một quyết định đúng?
o   Công ty Bia: Chỉ số PEG = 20/20= 1
o   Công ty Điện: Chỉ số PEG =15/10= 1.5
Nhìn trên chỉ số PEG cho chúng ta thấy điều ngược lại, Công ty hoạt động trong lĩnh vực Bia thực chất đang bị định giá thấp hơn so với Công ty Điện. Vậy chỉ số PEG cho chúng ta thấy rõ cổ phiếu nào đang bị định giá cao, cổ phiếu nào đang bị định giá thấp.
=> Chỉ số PEG là được sử dụng rộng rãi để tính toán giá trị tiềm năng của một cố phiếu hơn là P/E bởi vì nó đã tính đến tốc độ tăng trưởng dự kiến của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần lưu ý là tỉ lệ PEG không thể sử dụng độc lập được mà phải được kết hợp với các thông tin bổ sung khác để có được một cái nhìn rõ ràng về triển vọng đầu tư của một công ty.
– Nguồn Golden Newsletter Vietnam –
 ĐỌC THÊM BÀI VIẾT:

 

 

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here