PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆPTRUNG TÂM PHÂN TÍCH

Lợi nhuận quý 3/2022 ngành Thép – Kém khả quan

Nội dung

    CTCP Thép Thủ Đức (TDS) mở màn nhóm thép bằng pha “tái lỗ”, là công ty đầu tiên thuộc nhóm doanh nghiệp ngành thép công bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng năm 2022 với kết quả kinh doanh kém khả quan.

    Tính riêng quý 3/2022, TDS ghi nhận doanh thu thuần đạt 412 tỷ đồng – tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ song lợi nhuận sau thuế lại âm gần 22 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ lỗ 643 triệu đồng). Theo đó, đây là quý lỗ nặng nhất của TDS kể từ năm 2008.

    2022 10 21 KQKD TDS

    Lũy kế 9 tháng đầu năm, TDS ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.528 tỷ đồng – giảm 8,3% so với cùng kỳ; lỗ ròng 15,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 46,3 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối quý ở mức gần 110 tỷ đồng.

    Tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của TDS đạt 492 tỷ đồng – giảm 13,3% so với đầu năm; tiền và các khoản tương đương tiền tăng 57% lên 22,1 tỷ đồng; phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm 96,5% xuống gần 3 tỷ đồng; hàng tồn kho giảm nhẹ còn 420,4 tỷ đồng trong đó khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 7,5 tỷ đồng.

    Nợ phải trả của TDS giảm 20% xuống 215,5 tỷ đồng trong đó khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng 40,5% lên 68,3 tỷ đồng; người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng từ 14 triệu đồng lên 1,5 tỷ đồng; vay nợ ngắn hạn giảm 57% xuống còn 46,7 tỷ đồng.

    Tại văn bản giải trình kết quả kinh doanh quý 3, phía TDS cho biết nguyên nhân thua lỗ là do bởi giá thép giảm mạnh đồng thời ngành thép bước vào mùa thấp điểm vì mưa kéo dài. Ngoài ra, trong kỳ, TDS phải chịu chi phí lãi vay gấp 4 lần cùng kỳ lên mức 2,2 tỷ đồng.

    CTCP Thép Vicasa – Vnsteel (VCA) đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2022 với doanh thu thuần hơn 477 tỷ đồng – giảm 17% so với cùng kỳ. Trong khi đó, giá vốn cũng tăng 14% lên 487 tỷ đồng dẫn tới lỗ gộp gần 10 tỷ đồng.

    Trong quý, nhiều khoản chi phí tăng mạnh với chi phí tài chính và chi phí bán hàng hàng lần lượt tăng tăng 44% và 108% lên mức gần 3,5 tỷ đồng và 4,5 tỷ đồng khiến VCA lỗ ròng 22 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 2 tỷ đồng. Đây cũng là quý lỗ nặng nhất của Thép Vicasa kể từ năm 2009.

    Kết quả ảm đạm của quý 3 khiến Thép Vicasa lỗ ròng 13 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm trong khi cùng kỳ lãi 42 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chuyển âm 9 tỷ.

    Đến hết quý 3, tài sản ngắn hạn và dài hạn của Thép Vicasa đồng loạt giảm xuống còn 475 tỷ đồng và 56 tỷ đồng. Các khoản phải thu chỉ còn hơn 66 tỷ đồng – giảm 46% so với đầu năm.

    Tại cuối tháng 9/2022, doanh nghiệp này nắm giữ 380 tỷ đồng hàng tồn kho – cao hơn mức 353 tỷ đồng đầu năm với dự phòng rủi do giảm giá là 3,2 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu cũng giảm 26% xuống ở ngưỡng 178 tỷ đồng trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ âm hơn 9 tỷ đồng.

    Bên kia bảng cân đối kế toán, Thép Vicasa đang vay tài chính ngắn hạn hơn 244 tỷ đồng – chiếm 50% tổng nguồn vốn tại cuối tháng 9.

    Vicasa giải trình nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận âm là do ảnh hưởng bởi xung đột Nga – Ukcraine, chính sách Zero Covid-19 của Trung Quốc và tình hình lạm pháp toàn cầu tăng cao đã gây ra những ảnh hưởng đến ngành thép và xây dựng. Bên cạnh đó, ngân hàng siết room tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản cũng làm giảm nhu cầu sử dụng thép qua đó làm sản lượng tiêu thụ và giá thép đồng loạt giảm.

    2022 10 21 084936

    CTCP Cán thép Thái Trung (TTS) lãi quý tăng mạnh vẫn lỗ lũy kế hơn 210 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh quý 3/2022 với mức lãi vẫn tăng mạnh bất chấp việc ngành thép đang tuột dốc.

    Trong quý 3/2022, Thép Thái Trung ghi nhận doanh thu thuần 1.400 tỷ đồng – giảm 5,6% so với cùng kỳ do sản lượng và giá bán thép giảm. Trong kỳ, công ty sản xuất và tiêu thụ hơn 96.000 tấn thép – thấp hơn 2% so với quý 3/2022 do lượng tiêu thụ chậm khiến công ty phải dừng sản xuất 19 ngày.

    Tuy vậy, lợi nhuận gộp lại tăng 9% lên 22 tỷ đồng. Theo giải thích từ Thép Thái Trung, điều này do giá phôi (nguyên liệu chính) giảm mạnh hơn và công ty giảm sản xuất trong giờ cao điểm giúp hạ giá điện bình quân.

    CTCP Gang Thép Thái Nguyên (TIS) bất ngờ lỗ đậm sau 14 quý, doanh thu thuần quý 3/2022 đạt hơn 2.600 tỷ đồng trong khi lãi gộp là 45 tỷ, giảm tương ứng 15% và 76% so với cùng kỳ.

    Sự lao dốc về sản lượng tiêu thụ và giá bán thép đã kéo tụt biên lợi nhuận của TIS từ mức 6% YoY xuống còn 1,7% trong quý 3/2022. Phía doanh nghiệp cho biết sản lượng tiêu thụ trong quý giảm 21.895 tấn – tương ứng 11,4% so với cùng kỳ.

    Điểm tích cực là chi phí tài chính trong kỳ giảm mạnh 45% xuống còn 38 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm 60%. Kết quả, Gang Thép Thái Nguyên lỗ sau thuế hơn 25 tỷ đồng trong quý 3/2022 trong khi cùng kỳ lãi 10 tỷ.

    TISHPG được SSI Research ước tính lợi nhuận sau thuế quý 3/2022 ở mức 21.000 tỷ đồng, giảm tới 80% so với mức đỉnh của cùng kỳ năm 2021. Sự sụt giảm của lợi nhuận của Hòa Phát trong giai đoạn là do giá thép giảm mạnh, thấp hơn 10% so với thời điểm đầu năm. Đặc biệt, giá thép cuộn cán nóng HRC giảm 32% so với cùng kỳ năm trước, giá than cốc cao và lỗ tỷ giá do đồng VND giảm giá 2,5% so với USD.

    SSI Research kỳ vọng lợi nhuận của Hòa Phát có thể chạm đáy trong quý 3/2022 và phục hồi từ quý 4 tới đây. Lưu ý rằng, đây là phục hồi so với quý 3/2022. Nếu so với cùng kỳ năm trước, Hòa Phát có thể tiếp tục ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm cho đến quý 1 năm 2023.

    2022 10 21 So lieu thepNhu cầu sử dụng thép trong nước thực tế đang ở mức thấp trong khi thị trường xuất khẩu giảm nhiều do giá cao hơn giá khu vực đồng thời các doanh nghiệp sản xuất thép đang đối diện mức lỗ lớn do tồn kho ở mức giá cao và đối diện mức lỗ lớn hàng tháng. Trong khi đó, các nhà thương mại đang giảm bớt lượng mua vào vì tâm lý e ngại giá thương phẩm có thể giảm.

     

    Xem thêm:

    chungcong.com

    Hiện tôi đang là chuyên viên tư vấn đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Việt Nam. Blog này được tôi lập ra để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và những câu chuyện trong đầu tư chứng khoán. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để có một chiến lược đầu tư tốt nhất, phù hợp nhất!
    Back to top button