MÔ HÌNH PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CƠ BẢN

0
1361

Cũng như chỉ báo phân tích kỹ thuật, các Mô hình phân tích kỹ thuật cơ bản giúp chúng ta trả lời 1 trong 3 câu hỏi:

  • Xu hướng hiện tại là gì? Xu hướng đang mạnh hay yếu? Khi nào xu hướng kết thúc và chuyển sang xu hướng khác?
Mục đích chính của mô hình để trả lời câu hỏi xu hướng hiện tại có tiếp tục hay không và khi nào xu hướng kết thúc. Vì vậy, trước khi sử dụng được mô hình cần xác định được xu hướng trước đó là gì: Tăng, Giảm hay đi ngang. Dựa trên mục đích chính, mô hình phân tích kỹ thuật sẽ chia làm 2 dạng:
I. MÔ HÌNH ĐẢO CHIỀU XU HƯỚNG
1. Mô hình vai đầu vai (Head and shoulders)
Mô hình này xuất hiện ở giai đoạn cuối của 1 xu hướng và báo hiệu tín hiệu đảo chiều từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm hoặc từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng.
Xét một xu hướng tăng trong khung thời gian nhất định, để hình thành mô hình cần đáp ứng các yếu tố sau:
  • Xu hướng trước đó đang là xu hướng tăng.
  • Đồ thị hình thành 3 đỉnh với điều kiện đỉnh thứ 2 cao hơn đỉnh thứ nhất, tiếp đó là đỉnh thứ 3 thấp hơn đỉnh thứ 2. Đỉnh thứ nhất và đỉnh thứ 3 được gọi là vai trái và vai phải, đỉnh thứ 2 được gọi là đầu.
  • Đồ thị hình thành 2 đáy thấp hơn 3 đỉnh nêu trên. Nối 2 đáy lại với nhau ta được đường hỗ trợ được gọi là viền cổ (đường đỏ Neck line).
Ø     Khi nào giá xuống thấp hơn đường viền cổ thì khi đó mô hình vai đầu vai mới được hình thành, xác nhận chuyển trạng thái từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm.
Diễn biến về khối lượng: Khối lượng tăng dần đến vai trái và có tín hiệu giảm dần từ vai trái đến vai phải. Phiên phá vỡ đường Neck line khối lượng thường tăng cao so với trung bình các phiên trước đó và khối lượng liên tục tăng mạnh ở các phiên sau.
Mục tiêu khi giá giảm: Khoảng cách từ viền cổ đến mục tiêu giảm = Khoảng cách từ đỉnh đầu đến viền cổ.
Tâm lý giao dịch: Trước đó giá tăng ổn định nhưng xuất hiện lực bán chủ động ở vùng vai trái, tuy nhiên lực bán chủ động chưa đủ mạnh để làm đảo chiều xu hướng. Lực mua chủ động đã đẩy giá lên một đỉnh cao mới tuy nhiên lực mua chủ động yếu dần kéo giá xuống vùng thấp hơn cả 2 đỉnh vừa rồi, nhịp phục hồi sau đó cũng không đủ mạnh để kéo giá vượt qua đỉnh cao nhất, khối lượng giao dịch yếu dần thể hiện lực mua chủ động cũng dần suy yếu. Tại vùng vai trái lực mua chủ động không còn đủ mạnh, lực bán chủ động chiếm ưu thế hoàn toàn, đẩy giá xuống thấp hơn vùng được cho là hỗ trợ mạnh chính là viền cổ, xác nhận xu hướng giảm bắt đầu.
Tương tự mô hình vai đầu vai ngược được sử dụng xác nhận tín hiệu đảo chiều của một xu hưởng giảm. Hình vẽ bên dưới.
2. Mô hình Hai đỉnh – Hai đáy (Double Top – Double Bottom)
Mô hình này cách sử dụng tương tự mô hình vai đầu vai nhằm báo hiệu tín hiệu đảo chiều một xu hướng trước đó. Xét trong một xu hướng tăng, 2 đỉnh hình thành liên tiếp và không chênh lệnh nhau nhiều về giá. Khi giá xuống thấp hơn đường hỗ trợ được nối từ đáy gần nhất và song song với đường nối từ 2 đỉnh, khi đó sẽ hình thành mô hình 2 đỉnh.
Tâm lí giao dịch: Đỉnh đầu tiên của mô hình xuất hiện chỉ là nhịp điều chỉnh tâm lý thông thường, đáy đầu tiên hình thành là việc kỳ vọng giá tiếp tục xu hướng tăng trước đó. Tuy nhiên, vấn đề xảy ra khi giá tăng lên từ đáy giữa đó và cố gắng vượt qua đỉnh cũ nhưng không thành, lực bán chủ động ở vùng giá đỉnh cũ đủ mạnh để đẩy giá xuống. Nhà đầu tư dần nghi ngờ về việc giá không thể vượt qua được đỉnh đó, lực bán chủ động ngày càng mạnh hơn và dần phá vỡ vũng hỗ trợ ở đáy cũ. Xác nhận xu hướng giảm hình thành.
Mục tiêu giá giảm: Khoảng cách từ đáy giữa đến mục tiêu giá giảm = Khoảng cách từ 2 đỉnh đến đáy giữa.
3. Mô hình Ba đỉnh – Ba đáy (Triple Top – Triple Bottom)
Mô hình 3 đỉnh 3 đáy, thực chất đây là biến thế của mô hình vai đầu vai, chỉ khác nhau là các đỉnh và các đáy lần lượt đều bằng nhau. Các vận dụng tương tự mô hình vai đầu vai khi mô hình hình thành.
4. Mô hình đỉnh bầu – đáy bầu (Rounding Top – Rounding Bottom)
Mô hình đỉnh bầu thể hiện giai đoạn tích lũy kéo dài ở vùng đỉnh rồi chuyển đổi từ xu hướng tăng giá sang xu hướng giảm giá. Vùng đỉnh của đợt tăng giá này có thể lởm chởm với nhiều điểm cao thấp nhấp nhô hoặc xếp theo một dãy thẳng hàng.
Sự xác nhận xu thế giảm giá hình thành khi giá giảm xuống dưới đường hỗ trợ. Mô hình lý tưởng khi khối lượng trong phiên phá vỡ hỗ trợ tăng cao hơn so với trung bình 20 phiên.
Mục tiêu giá giảm: Khoảng cách từ đường hỗ trợ đến mục tiêu giá giảm = Khoảng cách từ đỉnh cao nhất đến đường hỗ trợ. Tuy nhiên, mô hình đỉnh bầu hình thành thường xác nhận xu hướng đảo chiều dài hạn.
II. MÔ HÌNH TIẾP DIỄN XU HƯỚNG
Điểm chung của mô hình tiếp diễn là báo hiệu sự tích lũy và củng cố lại xu hướng. Mô hình được hình thành khi giá vượt khỏi vùng tích lũy. Vùng tích lũy được xác định bằng đường hỗ trợ (nối các đáy ngắn hạn với nhau) và kháng cự (nối các đỉnh ngắn hạn với nhau).
Mục tiêu giá của xu hướng khi mô hình hình thành tùy thuộc vào sức mạnh xu hướng trước đó kết hợp khối lượng giao dịch: Mô hình tam giác (Triangles), Mô hình lá cờ (Flags and pennants), Mô hình cây nêm (Wedges),  Mô hình chữ nhật (Rectangle)
Xem thêm Mô hình phân tích kỹ thuật nâng cao Tại đây

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here