PC1: Nhu cầu vốn lớn cho các dự án điện gió

0
358

Giá hiện tại (tại ngày 02/03/2020): 14.200 Đồng/cp

Điểm nhấn:

Năm 2019, PC1 đạt doanh thu thuần là 5.842 tỷ đồng (+ 14,9% YoY), tuy nhiên lợi nhuận ròng chỉ đạt 375 tỷ đồng (-23,7% YoY) do thiếu dự án bất động sản.

Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận gộp mảng xây lắp điện giảm trong Q4/2019 sẽ là một yếu tố cần cải thiện.

Tín hiệu tích cực cho kế hoạch mở rộng dự án ngoài EVN của PC1. Vào ngày 9/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Văn bản 20/TTg-CN cho phép Tập đoàn Trung Nam, một công ty tư nhân, đầu tư vào đường dây truyền tải điện 500kV/220kV trong nước. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận được chỉ thị tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xây lắp điện.

KQKD năm 2019

Năm 2019, doanh thu thuần đạt 5.842 tỷ đồng (+ 14,9% YoY), hoàn thành 97% kế hoạch năm trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 375 tỷ đồng (-23,7% YoY), chỉ hoàn thành 88% kế hoạch năm. Nhìn chung, lợi nhuận ròng giảm đáng kể chủ yếu là do thiếu vắng các dự án bất động sản năm 2019, trong khi năm 2018 mảng bất động sản ghi nhận đáng kể từ dự án Mỹ Đình Plaza 2 và Mỹ Đình 1.

Lợi nhuận ròng Q4/2019 không như kỳ vọng của chúng tôi do biên lợi nhuận gộp mảng xây lắp điện giảm. Tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng xây lắp điện giảm xuống còn 6% trong Q4/2019 từ 9,1% trong Q4/2018. Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp cả năm tài chính của mảng xây lắp điện giảm xuống còn 8,8% từ 9,9% trong năm 2018 (xem bảng dưới đây về cơ cấu tỷ suất lợi nhuận gộp mảng xây lắp điện). Theo thảo luận của chúng tôi với công ty, hợp đồng EPC/PC năm 2019 đã tăng đóng góp lên> 50% từ mức 15% -20% vào năm 2018, trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp của EPC& PC (khoảng 8% -9%) thấp hơn nhiều so với mảng xây dựng (~ 15%). Các hợp đồng mua bán vật tư có TSLNG thấp nhất (thấp hơn nhiều so với hợp đồng EPC&PC), đóng góp đáng kể trong tổng giá trị hợp đồng EPC trong Q4/2019, khiến TSLNG giảm. Ngoài ra, đáng chú ý là sự chậm trễ trong tiến độ xây dựng (chủ yếu là do tiến độ giải phóng mặt bằng) có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc ghi nhận doanh thu và biến động trong tỷ suất lợi nhuận gộp.

Triển vọng 2020

Chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng trong năm 2020 ở mức 6.746 tỷ đồng (+ 15,5% YoY) & 457 tỷ đồng (+ 22,0% YoY), thấp hơn so với kế hoạch của công ty là 7.222 tỷ đồng và 501 tỷ đồng.

Động lực tăng trưởng chính là mảng bất động sản, được hỗ trợ bởi dự án Thanh Xuân (phân khúc trung cấp) sẽ bàn giao trong Q2/2020. Tính đến tháng 1/2020, dự án đã hoàn thành và đặt cọc 335 trên 480 căn hộ (chiếm 70%) với giá bán trung bình từ 30 triệu đồng/ m2 so với 36 triệu đồng/ m2 (phân khúc trung cấp). Nguồn cung mới hạn chế trên thị trường bất động sản khiến dự án Thanh Xuân trở thành một lựa chọn hấp đãn với giá cả phải chăng và vị trí thuận lợi (cách trung tâm thành phố ~ 7km) so với các dự án khác. Chúng tôi ước tính rằng doanh thu từ dự án Thanh Xuân đóng góp ~ 710 tỷ đồng vào năm 2020 (ghi nhận 80% vào năm 2020 và phần còn lại vào năm 2021).

Tăng công suất thủy điện vào năm 2020. Tổng công suất trong năm 2020 tăng thêm 54MW lên 168 MW. Tổng sản lượng điện ước tính đạt 533 triệu kWh (+ 31,6% YoY), từ 3 nhà máy mới Mông Ân (30MW), Bảo Lạc B (18MW) và Sông Nhiệm 4 (6MW). Doanh thu mảng thủy điện ước tính đạt 709 tỷ đồng (+ 29% YoY).

Tỷ suất lợi nhuận gộp mảng xây lắp điện giảm. Chúng tôi điều chỉnh giảm giả định xuống còn 8%, so với mức 8,8% vào năm 2019 do các yếu tố bất ổn đề cập ở trên. Doanh thu xây lắp điện ước tính đạt 3,2 nghìn tỷ đồng (+6,7% YoY) so với kế hoạch của công ty là 3,41 nghìn tỷ đồng (+ 13,7% YoY) do cơ sở so sánh cao năm 2019 (doanh thu xây lắp điện năm 2019 đạt 3 nghìn tỷ đồng, tăng +73 % YoY).

Dự án điện gió Liên Lập (48MW). Công ty đặt kế hoạch đưa dự án điện gió này vào hoạt động trong Q3/2021, trước thời hạn áp dụng FIT (biểu giá điện hỗ trợ) là 0,0835 USD / kWh. Theo bản tin nhà đầu tư mới nhất, tổng vốn đầu tư là khoảng 1,7 nghìn tỷ đồng, tài trợ bằng 30% vốn chủ sở hữu và 70% nợ vay. Chúng tôi giả định lãi suất vay ở mức 8,5%, thấp hơn lãi suất cho vay trung/ dài hạn trên thị trường là 9% -10% vì đây là dự án năng lượng xanh. Tổng LCOE (chi phí sản xuất năng lượng quy đổi bao gồm tổng chi phí phát sinh trong quá trình vận hành) ước tính ​​ở mức 7,07 cents/ kWh so với giá bán FIT là 8,35 cents/ kWh.

Dự kiến tăng thêm 100MW điện gió sau dự án Liên Lập. Vào ngày 12/2/2020, Hội đồng quản trị đã chấp thuận mua hai công ty điện gió là CTCP Phong Nguyên & Phong Huy với tỷ lệ sở hữu 96%. Hai công ty này vận hành 2 dự án điện gió (50MW cho mỗi dự án). Theo bản tin nhà đầu tư Q4/2019 và thảo luận của chúng tôi với công ty, tổng vốn đầu tư cho hai dự án là ~ 3,5 nghìn tỷ đồng, tài trợ bằng 30% vốn chủ sở hữu và 70% nợ vay. Trong các dự án này, PC1 sẽ hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược khác (tỷ lệ sở hữu: 51% cho PC1 và 49% cho nhà đầu tư chiến lược). Chúng tôi khá ngạc nhiên với hai dự án mới này do áp lực vốn và gánh nặng đòn bẩy. Theo đó, chúng tôi cần thu thập thêm thông tin để đưa yếu tố này vào mô hình định giá trước khi đưa ra khuyến nghị cuối cùng.

Quan điểm đầu tư             

PC1 đang giao dịch với PE 2020 là 5,3 lần và tỷ lệ PEG hấp dẫn là 0,3 lần (ước tính tăng trưởng EPS 2020-2020 ở mức 19,7%). Chúng tôi thấy một số yếu tố thúc đẩy lợi nhuận trong năm 2020, bao gồm (1) ghi nhận dự án bất động sản Thanh Xuân trong Q2/2020 và Vĩnh Hưng trong năm 2021; (2) công suất mới từ 3 nhà máy thủy điện (Mông An, Bảo Lạc B & Sông Nhiệm 4). Tuy nhiên, dự báo của chúng tôi chưa bao gồm hai dự án điện gió mới khác công bố gần đây vào ngày 12/2/2020 (như đã thảo luận ở trên), và chúng tôi sẽ cung cấp khuyến nghị chi tiết trong báo cáo sắp tới.

Rủi ro: (1) tỷ suất lợi nhuận gộp mảng xây lắp điện thấp hơn dự kiến, (2) giải ngân từ EVN cho các dự án truyền tải điện giảm.

Xem báo cáo PC1 đầy đủ tại đây Click

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý khách hàng để các bản tin của chúng tôi phục vụ quý khách hàng được tốt hơn.

Đồ thị kỹ thuật

Nguồn SSI, Chứng+

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here