POW: Kết quả kinh doanh 9T2019 vượt ước tính

0
570

Khuyến nghị: Phù hợp Thị trường

Giá mục tiêu 1 năm: 15.800 Đồng/cp

Tăng: +17,9%

Giá hiện tại (tại ngày 14/11/2019): 13.400 Đồng/cp

Kết quả kinh doanh 9T2019

(tỷ đồng) 9T2019 9T2018 YoY % KH 2019 TSLN
  9T2019 9T2018 2018
Doanh thu thuần 26.239 24.784 5,9% 80%
Lợi nhuận gộp 3.870 3.457 11,9% 14,7% 13,9% 12,9%
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 3.435 2.452 40,1% 13,1% 9,9% 9,1%
EBIT 3.625 2.627 38,0% 13,8% 10,6% 10,8%
EBITDA 6.049 5.592 8,2% 23,1% 22,6% 22,8%
Lợi nhuận trước thuế 2.745 1.638 67,5% 10,5% 6,6% 6,8%
Lợi nhuận ròng 2.491 1.509 65,1% 110% 9,5% 6,1% 6,3%
Lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông 2.223 1.250 77,8% 8,5% 5,0% 5,1%

Nguồn: SSI Research

Nhờ điều kiện thị trường điện tốt trong 9T2019, POW ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong hầu hết các mảng kinh doanh chính. Doanh thu 9T2019 tăng 5,9% YoY, trong khi lợi nhuận sau thuế tăng 65% YoY, hoàn thành 80% và 110% kế hoạch năm. Kết quả này cao hơn một chút so với ước tính của chúng tôi, nhờ điều kiện thị trường tốt trong Q3/2019. Ngoài ra, yếu tố hỗ trợ thị trường cũng bao gồm nguồn cung thủy điện thưc tế vẫn còn thấp trong giai đoạn này, khiến giá thị trường chủ yếu ở mức trần (Giá điện năng biên thị trường -SMP ở mức 1.319 đồng/kwh). Việc này giúp tăng thêm nhu cầu cho các nhà máy nhiệt điện.

Cụ thể, tổng sản lượng điện đạt 16,4 tỷ kwh, tăng 2,5% YoY, giá bán trung bình tăng 3% YoY trong ba quý đầu năm.

Sản lượng (tỷ kWh) 9T2019 9T2018 %YoY
Cà Mau 1+2 5,70 5,30 8%
Nhơn Trạch 1 2,40 2,30 4%
Nhơn Trạch 2 3,70 3,50 6%
Nam Cát 0,01 0,01 0%
Hủa Na 0,48 0,62 -23%
Đakdrinh 0,33 0,39 -16%
Vũng Áng 1 3,80 4,00 -5%
Tổng 16,40 16,00 2,5%

Nguồn: POW, SSI Research

CM1+2: Hai nhà máy được EVN sử dụng hết công suất trong hầu hết thời gian trong 9T2019, do nhu cầu ở miền Nam cao và thiếu nguồn nước cho thủy điện. Đối với nhà máy này, EVN thanh toán doanh thu công suất cố định dựa trên công suất khả dụng, và 100% chi phí biến đổi được chuyển sang cho EVN. Do đó lợi nhuận luôn ổn định với mọi sản lượng điện.

NT1+2: Hai nhà máy này có nguồn cung khí thấp hơn ước tính trong nửa đầu năm 2019, do thiết bị mỏ Cửu Long đang bảo trì, nhưng tình trạng này đã được khắc phục trong Q3/2019.

VA1: Sản lượng Qc tốt hơn (sản lượng đã ký qua hợp đồng PPA) trong năm 2019 (5,7 tỷ kwh) so với 4,2 tỷ kwh trong năm 2018, do đó doanh thu và lợi nhuận tăng trong năm 2019. Ngoài ra, nhà máy VA1 có nguồn cung than tốt hơn từ Vinacomin trong Q3, sau một thời gian thiếu hụt nguồn cung trong nửa đầu năm 2019. Nhìn chung, tổng nguồn cung than trong 9T2019 chỉ đạt 1,7 triệu tấn, tương đương 88% kế hoạch ban đầu.

Đakđrinh và Hủa Na: Lưu lượng nước chảy vào hồ trong 9T2019 chỉ đạt khoảng 59% lượng nước thông thường hàng năm do hiện tượng El Nino, ảnh hưởng đến việc sản xuất điện làm sản lượng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn chung, doanh thu đạt 26.239 tỷ đồng, +5,9% YoY. Mức giá trên thị trường cạnh tranh tăng khoảng 14,7% so với năm ngoái, lên 1.182 đồng/kwh do năm nay nguồn cung thấp và nhu cầu cao do hiện tượng El Nino.

Nguồn khí cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện khí đốt của PV Power là từ PV Gas với giá bằng 46% giá FO hàng tháng, công thêm chi phí vận chuyển. Trong 9T2019, giá FO trung bình là 392 USD/tấn, giảm 4% YoY, nên lợi nhuận tốt hơn. Tỷ suất lợi nhuận gộp trong 9T2019 cải thiện 80 bps lên 14,7% nhờ giá bán trung bình tăng và giá khí giảm, và cũng nhờ chi phí khấu hao giảm tại hai nhà máy CM1+2. Lợi nhuận gộp tăng 12% YoY đạt 3,87 nghìn tỷ đồng.

Công ty vẫn duy trì tình hình tài chính tốt trong Q3/2019 với 7 nghìn tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, và hệ số nợ/vốn CSH là 0,67 lần, giảm từ 0,74 lần vào cuối năm 2018. Nhờ dòng tiền tốt, công ty đã thanh toán gần 3 nghìn tỷ đồng nợ dài hạn, giảm dư nợ dài hạn xuống còn 10,5 nghìn tỷ đồng. Nếu bao gồm khoản nợ phải trả trong năm nay, tổng dư nợ là 15,9 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nợ bằng đồng USD là 10,7 nghìn tỷ đồng, nợ bằng đồng EUR là 1 nghìn tỷ đồng, còn lại là nợ bằng đồng VND. Hầu hết các khoản nợ đã trả trong 9T2019 là nợ bằng đồng USD và EUR, đây là một chiến lược tốt để giảm rủi ro lỗ chênh lệch tỷ giá trong tương lai.

Khi đồng VND so với USD tăng nhẹ 0,1% trong 9T2019 trong khi mất giá 2,8% trong 9T2018, POW ghi nhận lãi chênh lệch tỷ giá là 108 tỷ đồng, so với lỗ chênh lệch tỷ giá là 509 tỷ đồng vào năm ngoái, tiếp tục đóng góp cho tăng trưởng lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế trong 9T2019 tăng lên 2.745 tỷ đồng, +67,5% YoY. Cần lưu ý rằng nếu không bao gồm lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng 22,8% YoY.

Lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ (NPATMI) trong Q3/2019 tăng vọt lên 2.223 tỷ đồng, +77% YoY, nhờ lợi nhuận từ các nhà máy VA1 và CM1+2 (POW sở hữu 100% cổ phần) tăng mạnh.

Ước tính và triển vọng 2019-2020

Trong năm 2019, hầu hết mực nước hồ thủy điện ở mức rất thấp theo EVN, chúng tôi ước tính giá thị trường điện sẽ duy trì ở mức cao trong suốt Q4/2019, và nhà máy nhiệt điện sẽ đáp ứng hầu hết phần nhu cầu này và POW sẽ hưởng lợi từ điều này.

Do đó, chúng tôi điều chỉnh tăng nhẹ giả định về giá và ước tính doanh thu cho các nhà máy nhiệt điện (NT1+2, CM1+2 và VA1), và duy trì ước tính cho các nhà máy thủy điện.

Sản lượng 2019

(tỷ kWh)

%YoY Doanh thu 2019

(tỷ đồng)

%YoY
NT1&2 8.340 8% 12.633 5%
CM1&2 7.621 8% 10.567 11%
VA1 5.040 0% 8.211 6%
Hủa Na 594 -15% 591 -15%
Đakđrinh 500 0% 508 0%
Khác 3.901 7%
Tổng 22.095 5% 36.411 7%

Nguồn: SSI Research ước tính

Chúng tôi điều chỉnh tăng nhẹ ước tính tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2019 lên 36,4 nghìn tỷ đồng (+7% YoY) và 3.091 tỷ đồng (+50% YoY) (ước tính cũ: 36 nghìn tỷ đồng và 2,97 nghìn tỷ đồng, tương ứng). Chúng tôi điều chỉnh tăng NPATMI lên 2,89 nghìn tỷ đồng +72,7% YoY (ước tính cũ: 2,6 nghìn tỷ đồng). EBITDA năm 2019 ước tính đạt 7,7 nghìn tỷ đồng (+3% YoY). EPS năm 2019 ước tính là 1.236 đồng/CP, +72% YoY.

Trong năm 2020, chúng tôi lưu ý một số điểm quan trọng sau:

  • Nhà máy NT1 đã khấu hao hết, vì vậy POW có thể tiết kiệm khoảng 500 tỷ đồng chi phi khấu hao so với năm 2019.
  • Nhà máy NT2 đang bước vào giai đoạn bảo dưỡng: Theo lộ trình, NT2 sẽ bảo dưỡng trong 20 ngày, làm giảm thời gian hoạt động ước tính từ 5.100 giờ trong năm thông thường xuống còn 4.650 giờ trong năm 2020.
  • Giá cố định theo hợp đồng PPA sẽ điều chỉnh giảm khi chính sách mới có hiệu lực:

Trong năm 2016, Bộ Công thương đã ban hành thông tư 56 mới thay thế thông tư 30 liên quan đến việc thiết lập giá hợp đồng PPA cho các nhà máy điện. Thông tư 56 sử dụng chi phí đầu tư được phê duyệt thực tế để tính giá, trong thi thông tư 30 sử dụng chi phí đầu tư. Vì giá trị đầu tư được phê duyệt của nhà máy NT2 thấp hơn so với giá trị tính toán, nên giá hợp đồng PPA được điều chỉnh giảm. Mặc dù vậy, POW đang đàm phán để tăng ước tính ROE để giảm thiểu tác động. Nhìn chung, chúng tôi ước tính giá cố định trong hợp đồng giảm 5% so với giá năm 2019 (Pc- giá hợp đồng, bao gồm giá cố định để bù đắp chi phí cố định, và chi phí biến đổi để bù đắp chi phí nhiên liệu).

  • Cà Mau 1+2: sẽ cần mua khoảng 50% nguồn cung khí với giá cao hơn (90% MFO), và sẽ bắt đầu tham gia thị trường phát điện cạnh tranh (CGM). Công ty đang tiến hành đàm phán, nhưng chúng tôi ước tính lợi nhuận của CM1+2 sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực từ sự kiện này.
Sản lượng 2020

(tỷ kWh)

%YoY Doanh thu 2020

(tỷ đồng)

%YoY
NT1&2 7.890 -5% 12.141 -4%
CM1&2 7.108 -7% 13.780 30%
VA1 5.400 7% 8.717 6%
Hủa Na 594 0% 591 0%
Đakđrinh 500 0% 508 0%
Khác 4.260 10%
Tổng 21.492 -3% 40.026 10%

Nguồn: SSI Research ước tính

Vì vậy, chúng tôi ước tính doanh thu đạt 40 nghìn tỷ đồng, +10% YoY, chủ yếu do chi phí nhiên liệu của nhà máy CM1+2 tăng khiến công ty chuyển phần tăng chi phí này vào giá điện khiến giá trên mỗi đơn vị tăng, và sản lượng nhà máy VA1 ước tính tăng 6% YoY vì nguồn cung than cải thiện bằng cách nhập khẩu. Sản lượng và doanh thu nhà máy NT1+2 giảm do nhà máy NT2 trong giai đoạn bảo dưỡng định kỳ.

Chúng tôi ước tính POW tiếp tục thanh toán khoảng 3 nghìn tỷ đồng nợ dài hạn mỗi năm, giảm chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá tiềm ẩn trong quá trình này. Chi phí tài chính trong năm 2020 ước tính đạt 789 tỷ đồng, giảm từ 1 nghìn tỷ đồng trong năm 2019.

Chúng tôi ước tính lợi nhuận trước thuế đạt 3,4 nghìn tỷ đồng, +4,8% YoY, chủ yếu nhờ giảm 500 tỷ đồng chi phí khấu hao ở nhà máy NT1. Nhìn vào số liệu EBITDA, chúng tôi ước tính EBITDA năm 2020 giảm 12% YoY còn 6,8 nghìn tỷ đồng, một phần do nhà máy NT2 bảo dưỡng và lợi nhuận nhà máy NT1+2 giảm.

Lợi nhuận sau thuế năm 2020 ước tính đạt 3 nghìn tỷ đồng, -1,3% vì thuế suất ở nhà máy CM1+2 sẽ tăng lên 20% từ mức 10% trong năm ngoái. EPS năm 2020 có thể đạt 1.186 đồng, -4% YoY.

Định giá và khuyến nghị

Ở mức giá hiện tại, POW đang giao dịch ở mức PE và EV/EBITDA 2020 lần lượt là 11,4 lần và 5,5 lần. Mặc dù tăng trưởng năm 2019 mạnh mẽ như ước tính trước đó, chúng tôi ước tính rủi ro chính sách gia tăng trong năm 2020, khi các cuộc đàm phán giữa nhà máy NT2 và nhà máy CM1+2 về giá hợp đồng PPA với EVN vẫn đang tiếp diễn. Chúng tôi duy trì EBITDA mục tiêu là 6,6 lần (thấp hơn 20% so với mức trung bình ngành) và giá mục tiêu 1 năm là 15.800 đồng/CP (+18% so với giá hiện tại). Dựa vào thông tin trên, chúng tôi điều chỉnh xếp hạng PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho POW.

Về dài hạn, chúng tôi nhận thấy POW là một công ty nhiệt điện tốt để đầu tư dài hạn, do công ty tiếp tục nhận các dự án mega mới từ chính phủ (nhà máy Nhơn Trạch 3+4, nhà máy Luông Pha Băng trong năm 2023). Tuy nhiên, rủi ro chính sách (ví dụ như phụ thuộc vào quyết định của EVN) vẫn là lưu ý quan trọng đối với nhà đầu tư.

Yếu tố hỗ trợ/Rủi ro trong 3-6 tháng:

Trong 3-6 tháng tới, chúng tôi ước tính công ty đạt KQKD mạnh mẽ trong Q4/2019, có thể hỗ trợ giá cổ phiếu trong khoảng thời gian này. Mặt khác, bất kỳ kết quả bất lợi nào từ cuộc đàm phán giữa EVN và POW có thể là rủi ro giảm giá cổ phiếu.

  – Nguồn SSI, Chungcong – 

Đồ thị kỹ thuật

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here