Trần nợ công của Mỹ như thế nào trong hơn 50 năm qua?

0
184

Dựa trên dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Tài chính Mỹ và Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, đồ thị dưới đây cho thấy trần nợ công tại Mỹ đã tăng mạnh trong những năm gần đây…

Cứ vài năm một lần, bế tắc trong vấn đề trần nợ công lại khiến tình hình tài chính của Chính phủ Mỹ bị đe dọa. Tháng 1 năm nay, nợ chính phủ liên bang Mỹ đã chạm mức trần 31,4 nghìn tỷ USD.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen, điều này đồng nghĩa dự trữ tiền mặt của Chính phủ Mỹ sẽ cạn kiệt vào ngày 1/6 tới. Nếu Quốc hội Mỹ không thể đi đến thống nhất về việc nâng trần nợ, Chính phủ Mỹ có thể sẽ vỡ nợ, đe họa gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống tài chính của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Việc nâng trần nợ công không phải điều mới mẻ tại Mỹ. Kể từ năm 1960, Quốc hội Mỹ đã nâng trần nợ 78 lần. Năm 2023, trong cuộc tranh luận về trần nợ, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ Viện Kevin McCarthy yêu cầu Chính phủ cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng nên nâng trần nợ mà không có điều kiện nào kèm theo.

Trong lịch sử, việc nâng trần nợ công là một quy trình thông thường tại Quốc hội. Không giống như hiện tại, thỏa thuận về nâng trần nợ công từng được đàm phán nhanh hơn. Sự chia rẽ trên chính trường Mỹ những năm gần đây là tố góp phần vào sự bế tắc trong việc nâng trần nợ và gây ra nhiều hậu quả.

Ví dụ, năm 2011, thỏa thuận về việc nâng trần nợ chỉ đạt được vài ngày trước thời hạn. Kết quả là, S&P đã lần đầu tiên trong lịch sử hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ từ mức AAA xuống AA+. Sự chậm trễ này cũng khiến Chính phủ Mỹ tốn thêm 1,3 tỷ USD trong năm đó.

Trước thời điểm đó, Chính phủ Mỹ từng phải đóng cửa hai lần vào năm 1995 và 1996 khi Tổng thống Bill Clinton và Chủ tịch Hạ viện thuộc Đảng Cộng hòa Newt Gingrich đối đầu trong vấn đề này. Hơn một triệu nhân viên Chính phủ đã nghỉ việc trong 1 tuần vào cuối tháng 11/1995 cho đến khi trần nợ được nâng lên.

Ở thời điểm hiện tại, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ có chưa đầy hai tuần để đi đến thỏa thuận tương tự. Nếu Quốc hội không thể thống nhất nâng trần nợ, Chính phủ sẽ không thể chi trả cho các hoạt động và thực hiện các nghĩa vụ của mình bằng cách vay nợ mới. Bên cạnh đó, tiền lương cho các nhân viên liên bang cũng bị tạm ngừng chi trả, thanh toán lương hưu bị đình trệ và các đợt thanh toán lợi tức cho trái phiếu kho bạc Mỹ cũng sẽ bị hoãn. Trong tình huống này, Chính phủ Mỹ sẽ vỡ nợ.