NGÀNH NGÂN HÀNG: KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ I/2019

0
382


1. ACB – Đánh giá tích cực

 

  • Ước tính LNTT Q1 đạt 1,75 nghìn tỷ đồng, +17.4% YoY, nhờ tăng trưởng mạnh mẽ trong thu nhập lãi, thu nhập từ phí, xóa nợ và thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán.
  • Ngân hàng ACB đã giải quyết hết các vấn đề nợ tồn đọng, giúp giảm chi phí dự phòng và giải phóng tài sản sinh lãi. Do đó, ngân hàng có nhiều khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh hơn. Nhờ những yếu tố này, lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2018 đạt bước tiến lớn và có thể tăng trưởng ổn định trong năm 2019-2020. Hệ số NIM cải thiện nhờ ngân hàng mở rộng sang mảng bán lẻ, tăng trưởng mạnh về phí banca, xóa nợ và thu nhập từ đầu tư trái phiếu Chính phủ.


2. VIB – Đánh giá tích cực

 

  • Ước tính LNTT của VIB đạt 800 tỷ đồng (+ 54,4% YoY) trong Q1/2019, nhờ tăng trưởng mạnh mẽ trong thu nhập lãi ròng và thu nhập từ phí bancassurance, không còn gánh nặng từ trái phiếu VAMC và tăng trưởng chi phí hoạt động giảm.

 

 

 

 

  • VIB là một ngân hàng bán lẻ nhỏ dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ về cả thu nhập lãi ròng và thu nhập ngoài lãi. Thu nhập lãi ròng tăng trưởng mạnh dựa vào mức trần tăng trưởng tín dụng dự kiến là 35% nhờ tuân thủ Basel II trước thời hạn 2020. Chúng tôi duy trì ước tính LNTT 2019 ở mức 3,2 nghìn tỷ đồng (+18,2% YoY). VIB hiện đang giao dịch tại PB 2019 là 1,1x , thấp hơn mức trung bình toàn hệ thống là 1,5 x. Cổ phiếu có định giá hấp dẫn nhờ ROE 2018 & 2019 là 22,3%, cao hơn mức trung bình toàn hệ thống là ~ 18,5%.

 

 


3. TPB – Đánh giá tích cực

  • Ước tính LNTT Q1/2019 tăng 40,4% YoY lên 720 tỷ đồng, nhờ hệ số NIM cải thiện, tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và thu nhập từ banca và đầu tư chứng khoán cải thiện.
  • Livebanks, digital diosk thay thế các văn phòng giao dịch dự kiến sẽ giúp giảm tỷ lệ CIR của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc số hóa các hoạt động của ngân hàng sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động, thu hút khách hàng và quản lý rủi ro tốt hơn. Bancassuarance cũng phát triển mạnh.

4. VCB – Đánh giá tích cực

  • Hệ số NIM tăng nhờ chuyển dịch sang mảng bán lẻ và tăng trưởng tín dụng tốt, thu nhập từ phí và thu nhập từ giao dịch trái phiếu và thoái vốn danh mục đầu tư, và các khoản xóa nợ ở mức cao trong khi chi phí dự phòng được kiểm soát. LNTT quý 1/2019 ước tính tăng 36% YoY lên 5,93 nghìn tỷ đồng.
  • VCB sẽ tiếp tục vị trí số 1 trong lĩnh vực ngân hàng trong vài năm tới dựa trên dịch vụ thu phí và khả năng sinh lời. Mặc dù triển vọng tăng trưởng tín dụng có thể chịu ảnh hưởng từ việc chậm tăng vốn, ngân hàng vẫn còn có rất nhiều khả năng cải thiện chất lượng lợi nhuận thông qua tăng NIM và tăng thu nhập từ phí và đóng góp từ xóa nợ vào thu nhập hoạt động.

5. VPB – Đánh giá kém tích cực

  • Uớc tính LNTT quý 1/2019 ở mức 1,95 nghìn tỷ đồng,-25,5% YoY, do tăng trưởng tín dụng giảm và chi phí dự phòng nợ xấu cao.
  • Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 43/2016 để thắt chặt hoạt động cho vay tiền mặt. Chúng tôi nghĩ rằng quy định mới sẽ ảnh hưởng đến mảng kinh doanh FC của VPBank khi công ty tập trung cho vay tiền mặt. Bên cạnh đó, mặc dù chúng tôi nghĩ rằng việc hình thành nợ xấu mới sẽ giảm, các vấn đề nợ xấu tồn đọng sẽ cản trở triển vọng lợi nhuận của ngân hàng trong năm nay.

6. LPB – Đánh giá kém tích cực

  • Ước tính LNTT Q1/2019 đạt 460 tỷ đồng,-9,3% YoY, do tăng trưởng tín dụng hạn chế trong khi tăng trưởng huy động cao hơn và chi phí hoạt động lớn do tích cực mở rộng mạng lưới.
  • LPB đang giao dịch với định giá thấp hơn so với các ngân hàng khác do lo ngại phát sinh liên quan đến triển vọng lợi nhuận của ngân hàng trong 3 năm tới. Điều này chủ yếu là do lo ngại về chất lượng tài sản, cũng như kế hoạch tăng vốn của ngân hàng.

– SSI –

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here