Bollinger band là gì? Tuyệt chiêu sử dụng

0
699

1. Bollinger band là gì?

Bollinger bands được phát triển và sở hữu bản quyền bởi một nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng tên là John Bollinger – nhà phân tích tài chính tài ba trên thế giới vào đầu năm 1980. Chỉ báo này được cấu tạo bởi đường trung bình đơn giản ở giữa SMA20 (Simple Moving Average – SMA), và dải trên, dải dưới. Dải Bollinger bands sẽ tự điều chỉnh mở rộng trong các giai đoạn thị trường biến động và thu hẹp trong các giai đoạn thị trường ít biến động hơn.

Cách tính Bollinger Band cũng đơn giản như cấu tạo của nó. Cụ thể:

  • Dải giữa là đường trung bình động chu kỳ 20 ngày (SMA20); được tính bằng giá trị trung bình của giá đóng cửa.
  • Dải trên =  SMA20 ngày + 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày;
  • Dải dưới  = SMA20 ngày – 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày.

Nhiều trader tin rằng giá càng di chuyển đến dải trên của dải Bollinger bands, thị trường càng quá mua và giá càng di chuyển đến dải thấp hơn, thị trường càng bán quá mức. Bollinger bands có 2 trạng thái:

1.1. Dải Bollinger bands siết chặt (thu hẹp)

Dải Bollinger siết chặt khi khoảng cách giữa dải trên, dải dưới với đường SMA được thu hẹp. Bollinger Bands siết chặt cho biết cổ phiếu đang trong giai đoạn biến động với biên độ hẹp, xu hướng đang trong trạng thái đi ngang, việc trading gặp nhiều khó khăn hơn.

1.2. Dải Bollinger bands mở rộng

Sự siết chặt luôn đi cùng với mở rộng. Khi các dải dịch chuyển ngày càng rộng ra thì độ biến động càng mạnh, giá có thể tăng hoặc giảm tùy theo sự vận động của giá đang diễn ra.

2. Cách sử dụng Bollinger bands để giao dịch hiệu quả

“Học đi đôi với hành”, cho nên nếu các nhà đầu tư chỉ nắm được lý thuyết suông mà không biết cách áp dụng vào giao dịch thì tất cả cũng trở nên vô nghĩa. Do đó, nếu muốn trở thành trader chuyên nghiệp các bạn không nên bỏ qua các chiến lược giao dịch với chỉ báo Bollinger Band được giới thiệu sau đây.

2.1. Mua thấp, bán cao

Tuy có tên gọi khác nhau nhưng thực chất dải trên có vai trò giống đường kháng cự trong khi dải dưới có vai trò giống đường hỗ trợ. Với cách giao dịch này, các bạn có thể làm như sau:

  • Khi giá tăng chạm vào dải trên, các bạn bán ra.
  • Khi giá giảm chạm đến dải dưới, các bạn mua vào.

Về cơ bản, mua thấp bán cao là chiến lược trading khá phổ biến và đơn giản, tuy nhiên chỉ áp dụng hiệu quả khi thị trường đang trong giai đoạn sideway (giá đi ngang và xu hướng không rõ ràng) và rất rủi ro nếu thị trường có sự biến động mạnh mẽ.

2.2. Nút thắt cổ chai

Khi giá liên tục biến động trong một phạm vi hẹp và tiếp diễn trong khoảng thời gian dài thì nó là dấu hiệu cho một sự biến động mạnh về giá trong tương lai. Với các chỉ báo khác việc xác định không hề dễ dàng, nhưng đối với Bollinger Bands lại khác, nó sẽ cho nhà đầu tư dễ dàng nhận biết giá biến một phạm vi hẹp thông qua nút thắt cổ chai. Hình dáng nút thắt cổ chai xuất hiện trên biểu đồ là tín hiệu cho các trader biết đây là thời điểm chuẩn bị có những biến động mạnh mẽ và bạn nên vào lệnh.

Cách đặt lệnh đơn giản như sau:

  • Bạn vào lệnh mua khi giá phá vỡ và vượt khỏi vùng tích lũy.
  • Bạn vào lệnh bán khi giá phá vỡ đi xuống khỏi vùng tích lũy.

2.3. Kết hợp Bollinger band với các chỉ báo khác

a. Kết hợp Bollinger band và RSI

Phương pháp này được mệnh danh là sự kết hợp “song kiếm hợp bích” và là chiến lược vô cùng hiệu quả trong trường hợp thị trường không có sự thay đổi lớn và rõ ràng trong xu hướng. Nó cho phép các trader biết thị trường đang ở vùng quá mua hay quá bán, liệu giá này đang quá cao hay quá thấp. Dù chỉ đơn giản là vậy nhưng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư lại vô cùng quý giá, giúp họ xác nhận thêm quyết định mua bán trên thị trường.

Có thể thấy, đây không hẳn là một chiến lược hoàn hảo nhưng nếu bạn biết cách kết hợp Bollinger band với chỉ báo RSI thì việc xác định và tính toán điểm vào lệnh, thoát lệnh hợp lý sẽ trở nên vô cùng dễ dàng.

b. Kết hợp Bollinger band và MACD

Bollinger Bands giúp bạn nhìn nhận được bản chất chu kỳ biến động của giá, mặt khác MACD là một chỉ báo động lượng theo xu hướng hiệu quả. Kết hợp hai công cụ này có thể đảm bảo độ chắc chắn trong giao dịch vì chúng có thể là những công cụ phân tích xu hướng và đo sức mạnh của một xu hướng hiện tại có cùng dao động.

Bởi vậy, các trader thường hay sử dụng hai chỉ báo trên để nhận định xem giá trong giai đoạn giảm tốc hay tăng tốc, dự bán cho một cú breakout sắp diễn ra. Hơn nữa, Bollinger Band có thể giúp các nhà đầu tư xác định xu hướng và vị trí vào lệnh hợp lý.

Giao dịch breakout là một trong những cách phổ biến nhất khi kết hợp sử dụng Bollinger Bands và MACD. Các bạn có thể tham khảo các bước khái quát như sau:

  • Bước 1: Sử dụng MACD để nhận định rõ xu hướng giá.
  • Bước 2: Tìm sự phân kỳ trong MACD-histogram, đây là bước xác định xem một cú breakout có xảy ra hay không.
  • Bước 3: Tìm vị trí vào lệnh khi giá breakout dải giữa SMA20 hoặc trendline.
  • Bước 4: Xác nhận sự phá vỡ với sự mở rộng bollinger bandsc (tức thị trường đang biến động lớn) và chỉ số MACD tăng cao (biểu hiện là đồ thị dài hơn).

2.4. Bollinger Band chuyên sâu – Bollinger Bands phá vỡ

Bollinger Bands phá vỡ là một chiến thuật giao dịch với xu hướng dài hạn và tương đối đơn giản. Sự phá vỡ xảy ra khi mức giá đóng cửa của cây nến xác nhận vượt ra khỏi dải bollinger. Tuy nhiên để tránh sai lầm khi ra quyết định vào lệnh, các nhà đầu tư cần sử dụng kết hợp với đường hỗ trợ, kháng cự và một số chỉ báo khác.

  • Giá breakout khỏi đường kháng cự là tín hiệu cho các trader mua vào.
  • Giá breakout khỏi đường hỗ trợ là tín hiệu cho các trader bán ra.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc về Bollinger bands là gì? Rất mong bạn có thể vận dụng các kiến thức bổ ích mà Chứng+ chia sẻ ở trên vào trong các giao dịch thực tế.

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here