Credit Suisse là ai? Vì sao phá sản là tin đồn toàn cầu?

0
413

Tập đoàn Credit Suisse Group AG (SIX: CSGN, NYSE: CS) là một ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính, trụ sở tại Zürich, Thụy Sĩ. Credit Suisse được thành lập bởi Alfred Escher vào năm 1856 và hoạt động trên 3 lĩnh vực, Ngân hàng Đầu tư, nghiệp vụ ngân hàng tư nhân, và Quản lý tài sản.

Credit Suisse được xem là một trong những ngân hàng đầu tư uy tín và đứng vững trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính trước đây do chiến lược quản lý rủi ro thận trọng và chiến lược phân bổ vốn. Năm 2009, Credit Suisse đã được công nhận là “Ngân hàng của năm” do tài chính quốc tế đánh giá.

Các đơn vị kinh doanh Credit Suisse là nhà cung cấp của trên phạm vi rộng các dịch vụ tài chính ở châu Âu và các thị trường lựa chọn khác. Họ cung cấp sản phẩm đầu tư, ngân hàng tư nhân và các dịch vụ tư vấn tài chính cho các khách hàng tư nhân và doanh nghiệp. Credit Suisse được thành lập bởi Alfred Escher.

  • Private Banking – Credit Suisse là một trong những tổ chức của ngân hàng tư nhân lớn nhất thế giới với chi nhánh tại Thụy Sĩ và thị trường quốc tế rất nhiều. Ngân hàng tư nhân chuyên cung cấp tư vấn đầu tư cá nhân và quản lý tài sản chuyên nghiệp cho các cá nhân giàu có.
  • Ngân hàng thương mại – Trong Ngân hàng thương mại, tín dụng Suisse chiếm một vị trí hàng đầu trong thị trường Thụy Sĩ. Nó cung cấp một loạt các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng tư nhân và công ty ở Thụy Sĩ. Ngoài ra, họ cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
  • Tổ chức Tài chính – Tư vấn và giải pháp cho các ngân hàng và tổ chức tài chính trên toàn thế giới.

Thông qua một loạt vụ mua bán và sáp nhập, ngày nay Credit Suisse đã lớn mạnh thành ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ và là một trong những ngân hàng lớn nhất châu Âu. Credit Suisse có hơn 50.000 nhân viên. Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản mà ngân hàng này quản lý là 1.620 tỷ USD. NHTW Thụy Sĩ đánh giá Credit Suisse là một trong những ngân hàng quan trọng bậc nhất, mà sự thất bại của nó có thể gây ra “những tác động đặc biệt nghiêm trọng đối với nền kinh tế và hệ thống tài chính của Thụy Sĩ”.

Tại sao Credit Suisse lại trở thành tâm điểm chú ý của giới tài chính toàn cầu?

Thua lỗ liên tiếp, quản trị rủi ro thất bại và liên tục thay đổi nhân sự lãnh đạo cấp cao là những thứ khiến nhà đầu tư lo ngại về ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ.

Sau khi lỗ hơn 5 tỷ USD từ vụ quỹ đầu tư Archegos sụp đổ tháng 3/2021, Credit Suisse đã phải tăng vốn, ngừng mua cổ phiếu quỹ, cắt giảm cổ tức và tăng cường quản trị rủi ro. Cùng quãng thời gian đó, ngân hàng này cũng vướng vào bê bối liên quan đến Greenshill.

Trước đó, vào năm 2020, scandal gián điệp buộc Tidjane Thiam phải rời khỏi ghế CEO. Người kế nhiệm Thomas Gottstein chỉ có thể yên vị đến tháng 7/2022, khi Credit Suisse thuê Ulrich Koerner – một chuyên gia về tái cấu trúc – làm CEO. Chỉ trong 1 năm, ngân hàng này đã có tới 2 lần thông báo xem xét lại chiến lược kinh doanh, quyết định tập trung vào mảng chính là quản lý tài sản và thu hẹp mảng ngân hàng đầu tư.

Chủ tịch hiện tại của Credit Suisse, Axel Lehmann, nhậm chức từ tháng 1 năm nay. Người tiền nhiệm Antonio Horta-Osorio đã từ chức sau khi vi phạm quy định cách ly phòng dịch Covid-19. Ông mới chỉ nhậm chức chưa được 9 tháng.

Trước khi rời Credit Suisse năm ngoái, người tiền nhiệm của Horta-Osario là Urs Rohner thừa nhận ngân hàng đã khiến các khách hàng và cổ đông hết sức thất vọng. Và đó cũng không phải là lần đầu tiên.

Chỉ trong 3 quý gần nhất, Credit Suisse đã lỗ gần 4 tỷ franc (tương đương 4 tỷ USD). Chi phí đi vay mà Credit Suisse phải chịu tăng mạnh vì liên tục bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm.

Tin đồn ” phá sản “

Nguyên nhân “tin đồn” Credit Suisse phá sản xuất phát từ việc các thành viên thị trường nhận thấy tín hiệu lạ. Cụ thể, chi phí bảo hiểm trái phiếu của Công ty để bảo vệ cho trường hợp vỡ nợ đã tăng khoảng 15% vào cuối tuần trước, đẩy giá giao dịch CDS (Credit Default Swap) của Credit Suisse lên mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2009.

CDS là công cụ hợp đồng phái sinh về tín dụng giữa hai đối tác, được xem như một công vụ phòng vệ rủi ro tài chính, giống như các loại hợp đồng bảo hiểm. Bên mua trả phí bảo vệ rủi ro để được bồi thường một khoản tiền cố định nếu sự cố thực sự xảy ra.

Chính vì vậy, việc CDS của Credit Suisse tăng mạnh làm dấy lên nghi ngờ liệu Công ty có phá sản. Tin đồn càng lan rộng trong bối cảnh tình hình kinh doanh của Credit Suisse khá bết bát.

Chưa kể, việc Greensill Capital – một công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Anh và Úc phá sản cũng đẩy Credit Suisse phải đóng băng hàng loạt quỹ đầu tư, đồng thời phải theo đuổi vụ kiện có thể mất thời gian tới 5 năm. Credit Suisse sở hữu hàng loạt quỹ trị giá 10 tỷ USD để mua các khoản vay thế chấp chứng khoán từ Greensill, chưa kể các khoản cho vay trị giá 140 triệu USD

Tin xấu bắt đầu lan rộng trên thị trường, trước thời điểm Credit Suisse chuẩn bị công bố chiến lược hoạt động mới. Trong bối cảnh này, CEO Ulrich Koerner – người vừa được bổ nhiệm vào tháng 7/2022 đã lên tiếng trấn an nhà đầu tư, cũng như các nhân viên rằng Công ty vẫn đang sở hữu “nền tảng tài chính mạnh và thanh khoản tốt”. Vị CEO này cũng cho biết sẽ cập nhật thường xuyên tình hình hoạt động cho tới khi Công ty công bố chiến lược mới vào ngày 27/10/2022.

 

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here