FRT: Lỗ bất ngờ do chi phí SG&A tăng

0
369

FRT ghi nhận kết quả tài chính Q4/2019 đáng thất vọng, với doanh thu thuần đạt 4.207 tỷ đồng (-1,4% YoY) và lỗ ròng 26 tỷ đồng (so với lợi nhuận ròng đạt 120 tỷ đồng trong Q4/2018). Do:

(1)   Khoản dự phòng nợ xấu trị giá 20 tỷ đồng liên quan đến chương trình F.Friend và trợ giá điện thoại di động;

(2)   Chi phí nhân viên cao;

(3)   Chi phí SG&A phát sinh từ việc chuyển đổi kỹ thuật số cho tất cả các chuỗi FRT.

Dựa vào kết quả tài chính 9T2019, FRT có khả năng không hoàn thành kế hoạch năm 2019 và ESOP có thể không được thực hiện. Do đó, nhân viên FRT yêu cầu tăng tiền thưởng để bù đắp một phần lợi ích bị hụt do không phát hành ESOP dựa trên thành tích.

Lũy kế năm 2019, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng đạt 16,63 nghìn tỷ đồng (+8,7% YoY) và 203,6 tỷ đồng (-41% YoY), chỉ hoàn thành lần lượt 94% và 49% kế hoạch năm 2019.

Mảng ICT: Doanh thu thuần đạt 16.123 tỷ đồng (+5% YoY), chiếm 97% tổng doanh thu thuần. Trong năm 2019, công ty đã mở 60 cửa hàng mới, nâng tổng số cửa hàng lên 593 cửa hàng, thấp hơn so với kế hoạch cuối năm 2019 là 633 cửa hàng do hạn chế về nguồn cung bất động sản cho thuê thương mại phù hợp. Doanh thu/cửa hàng/tháng bình quân là 2,27 tỷ đồng (-5% YoY), do doanh thu bán hàng của ngành điện thoại di động giảm, mất thị phần ở cả điện thoại (18% trong năm 2019 so với 19,2% vào cuối năm 2018) và máy tính xách tay (23% trong năm 2019 so với 25% vào cuối năm 2018), và từ việc dừng các chương trình F.Friend và trợ giá điện thoại di động do các vấn đề kỹ thuật với phần mềm bảo mật Knox và một số sự cố với các nhà khai thác mạng di động. Theo GFK, doanh thu bán hàng các sản phẩm viễn thông năm 2019 (chủ yếu là điện thoại di động) giảm 4,8% YoY, khiến các nhà bán lẻ khó duy trì mức doanh thu thuần như trước đây. Tuy nhiên, nhờ các chương trình khuyến mãi online hấp dẫn, doanh thu bán hàng online ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng là 60% YoY đạt 3.899 tỷ đồng, chiếm gần ¼ doanh thu thuần của mảng ICT.

Chuỗi nhà thuốc Long Châu: Doanh thu thuần đạt 511 tỷ đồng (quá trình hợp nhất vào báo cáo tài chính của công ty bắt đầu từ Q1/2019), chỉ chiếm 3% trong tổng doanh thu thuần tại thời điểm hiện tại. Số lượng nhà thuốc tính đến cuối năm 2019 là 70 nhà thuốc, tăng thêm 48 nhà thuốc trong cả năm 2019. Việc hợp nhất các cửa hàng “hộ kinh doanh” vẫn chưa hoàn tất.

Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm nhẹ từ 13,4% trong năm 2018 xuống 12,6% trong năm 2019.

Tỷ lệ SG&A/doanh thu tăng từ 10,3% trong năm 2018 lên 10,6% trong năm 2019. Trên thực tế, công ty đã kiểm soát để giữ tỷ lệ SG&A/doanh thu ở mức thấp hơn so với 9 tháng đầu năm ngoái (10% trong 9T2019 so với 10,7% trong 9T2018). Tỷ lệ này chỉ tăng trong Q4/2019 do các lý do nêu trên.

Fbeauty – chuỗi cửa hàng mới

FRT tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh mới để giảm sự phụ thuộc quá mức vào doanh thu điện thoại di động. Do đó, Tập đoàn đã ra mắt chuỗi cửa hàng mới có tên là Fbeauty, chuyên về các sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân. Cuối năm 2019, công ty có trang bán hàng online (fbeauty.vn) và 3 cửa hàng Fbeauty tại Hà Nội. Kết quả tài chính liên quan đến hoạt động kinh doanh mới này vẫn chưa được ghi nhận vào báo cáo tài chính của FRT.

Bộ phận quả lý xáo trộn

Ngày 22/1/2020, FRT công bố bà Vũ Thanh Huyền được miễn nhiệm chức vụ Giám đốc tài chính, trong khi ông Phạm Duy Hoàng Nam được bổ nhiệm vào vị trí này, có hiệu lực vào ngày 31/1/2020. Trước khi làm việc tại FRT, ông Phạm Duy Hoàng Nam phụ trách bộ phận quan hệ nhà đầu tư của FPT.

Ngày 6/3/2020, FRT công bố bà Nguyễn Bách Diệp cũng đã rời khỏi vị trí Giám đốc điều hành, mặc dù bà vẫn giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT. Ông Hoàng Trung Kiên được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành mới của FRT nhiệm kỳ 3 năm, bắt đầu từ ngày 7/3/2020 đến 6/3/2023. Trước đó, ông Hoàng Trung Kiên giữ chức vụ thành viên hộ đồng quản trị độc lập từ ngày 28/3/2018 và đảm nhận chức vụ phó Giám đốc điều hành của FOX (một công ty con của FPT) từ năm 2018. Lưu ý rằng bắt đầu từ tháng 8/2020, tất cả các công ty niêm yết công khai tại Việt Nam đều phải tách biệt vị trí Giám đốc điều hành và Chủ tịch để gia tăng tính độc lập của HĐQT.

Triển vọng

Trong bối cảnh chi phí SG&A tăng vượt ước tính trong Q4/2019, chúng tôi cần xác minh bản chất của các chi phí và khả năng phát sinh chi phí đó cho trong các năm sau này. Cho đến hiện tại, ban lãnh đạo không có bất cứ bình luận nào liên quan đến vấn đề này. Chúng tôi sẽ công bố báo cáo chi tiết sau khi tham dự đại hội cổ đông của FRT, mặc dù đã bị hoãn gần đây do dịch virus Corona bùng phát.

Đồ thị kỹ thuật

Nguồn SSI, Chứng+

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here