Mô hình VCP – Mô hình giá duy nhất đã giúp Mark Minervini có được lợi nhuận bền vững

0
1191

Trong số những trader huyền thoại thì có lẽ Mark Minervini là cái tên quen thuộc nhất với chúng ta. Ông được xem là phù thủy nổi tiếng trong giới tài chính và cũng là một trader đại tài, nổi bật nhất là khi ông trở thành nhà vô định cuộc thi US Investing Champion năm 1997 với tỷ suất lợi nhuận bá đạo 155%. Với hơn 37 năm giao dịch, Mark Minervini đã để lại cả một kho tàng kiến thức cũng như bài học từ chính kinh nghiệm thực tế của ông cho giới trading. Các bạn có thể tìm cuốn Giao Dịch Như Một Phù Thủy Chứng Khoán” đọc tham khảo.

Mô hình thu hẹp biến động – Volatility Compression Patterns (VCP) là một mô hình tăng giá hiệu quả được nhiều nhà đầu tư ưa thích. Mô hình này không chỉ đưa ra dự đoán về xu hướng tăng của giá, mà còn gợi ý được các mốc giá mục tiêu ngắn hạn và ngưỡng cắt lỗ với tỉ lệ lợi nhuận/ rủi ro hấp dẫn. Cụ thể các dấu hiệu của mô hình VCP, Chứng+ xin giới thiệu ở bài viết dưới đây:

Xu hướng trước khi tạo mô hình VCP

Hầu hết nhà đầu tư không cưỡng lại ham muốn thôi thúc mua cổ phiếu đang giảm giá. Nhưng bắt một cổ phiếu đang giảm người ta gọi là ” bắt dao rơi” sẽ đứt tay bất kỳ lúc nào. Mark Minervini có chia sẻ, ông hiếm khi mua cổ phiếu giảm hơn 60% vì chỉ có một doanh nghiệp gặp vấn đề nghiêm trọng mới giảm giá như vậy, một cổ phiếu điều chỉnh sâu nhất là 10%-35%. Vậy nên mô hình VCP hình thành khi trước đó là một xu hướng tăng trung và dài hạn. Sau nhịp tăng đó, cổ phiếu sẽ có một nhịp điều chỉnh ngắn hạn. Cách chúng ta tìm thấy mô hình VCP là việc phát hiện ra biến động giá của nhịp điều chỉnh đang dần thu hẹp dần từ trái sang phải như hình dưới đây.

Những đợt thu hẹp biên độ biến động giá

Sau mỗi mỗi lần mức độ biến động giá dần thu hẹp là đáy sau sẽ cao hơn đáy trước, và tạo 2 đến 5 đáy. Sau khi mô hình hoàn thanh bằng việc vượt cản mạnh là đường viền nối từ 2 đỉnh trên, giá sẽ có sự bùng nổ mạnh mẽ. Càng về sát vùng cản mạnh biến động giá càng thắt chặt càng tốt. Theo lý thuyết, nhịp điều chỉnh đầu tiên là khoảng 25%, sau đó là 15% và 8%, tuy nhiên vào thực tế mức độ biến động có thể thay đổi 2 – 5%.

Mô hình VCP thể hiện một sự tích lũy của giá, càng ngày lực bán càng yếu dẫn, đến khi lực bán cạn kiệt, bên mua chiếm ưu thế sẽ tạo ra sự bùng nổ về giá. Mẫu hình này thường được hoàn thành trong vài tuần trước khi có một phiên breakout bùng nổ của cả giá lẫn thanh khoản.

Nhà đầu tư có thể mua khi giá có phiên breakout khỏi đường kháng cự của VCP tăng giá. Giá mục tiêu còn tùy thuộc vào giai đoạn tăng trước đó. Dừng lỗ tại đáy gần nhất hoặc không quá 8%.

VCP 2

Note: Không phải tất cả đồ thị kỹ thuật đều có mẫu VCP, một vài dạng khác như mẫu hình hộp của Darvas hay nền giá phẳng trong cuốn sách “Làm giàu từ chứng khoán”. Bạn có thể tìm hiểu thêm ở phần Phân tích kỹ thuật của trang ChungCong.com

Một số ví dụ cụ thể

Xét trong khung đầu tư trung hạn, SSI giai đoạn T1 – 2021 đến T5 – 2021 xuất hiện 3 lần điều chỉnh giá giảm nhưng đáy sau luôn cao hơn đáy trước, biên độ biến động từ đỉnh gần nhất đến đáy giảm dần.

Sau 2 lần tạo đỉnh đã xác định được kháng cự bằng cách nối 2 đỉnh với nhau. Khi giá vượt qua cản mạnh kèm khối lượng tăng đột biến là lúc mở vị thế Mua.

 

Qua bài viết này, mong bạn phần nào có thêm kiến thức và công cụ để giao dịch thanh công hơn. 

Kiến thức chỉ có giá trị khi bạn trao đi!

_________

Đọc thêm:

1. Phân tích kỹ thuật từ Cơ bản đến nâng cao.

2. Mô hình nến.

3. Mô hình Giá.

4. Mua sách tại đây.

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here