Cách xác định thị trường đảo chiều hay điều chỉnh

0
459
Phần lớn chúng ta đều ngạc nhiên khi tại 1 thời điểm nào đó giá chứng khoán trồi sụt mạnh mặc dù cổ phiếu đó chúng ta đánh giá là rất tốt. Đôi lúc chúng ta bán ngay những cổ phiếu khi thấy nó tăng mạnh, nhưng sau đó giá tiếp tục tăng. Hay sau 1 giai đoạn giá tăng dài chúng ta liên tục mua vào nhưng không hề biết đó là đỉnh. Những điều đó có thể được loại bỏ nếu chúng ta nhận biết được chính xác đâu là sự điều chỉnh.
Sự điều chỉnh là gì? Sự đảo chiều là gì?
Giá điều chỉnh (Correction) là một chuyển động ngắn hạn của giá ngược với hướng đi của xu hướng chính. Nói rõ hơn là giá sẽ điều chỉnh giảm trong một trend tăng, và điều chỉnh tăng trong một trend giảm. Cái cốt lõi ở đây là đường giá chỉ đảo chiều tạm thời và không có thay đổi lớn nào về xu hướng giá.
Sự đảo chiều khác với sự điều chỉnh ở độ dài của nó. Nói cách khác, giá điều chỉnh là tạm thời còn giá đảo chiều là sự thay đổi hướng đi của trend chính từ tăng sang giảm hoặc ngược lại.
Những điều quan trọng để nhận ra sự điều chỉnh
Điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết phân biệt khi nào là sự điều chỉnh, khi nào xảy ra sự đảo chiều. Có 1 vài điểm chính khác nhau của 2 hiện tượng trên:
  • Điều chỉnh khối lượng thường thấp do việc chốt lời của nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đảo chiều thường kèm thanh khoản cao do Tổ chức tài chính bán ra.
  • Điều chỉnh giá giảm hoặc tăng trong thời gian ngắn 1 đến 2 tuần, biên độ biến động không quá lớn, thường nhỏ hơn 38.6% cả giai đoạn điều chỉnh. Đảo chiều giá thường giảm mạnh, thời gian diễn ra dài hơn 2 tuần.
  • Điều chỉnh đi liền với việc không có thông tin xấu từ hoạt đông kinh doanh cũng như vĩ mô, còn Đảo chiều thì ngược lại.
  • Điều chỉnh thưởng xuyên gặp trong cả 1 xu hướng, nhưng Đảo chiều chỉ có 1 lần trong 1 xu hướng đang xác định.
Tại sao sự điều chỉnh giá là cần thiết?
Khi giá cổ phiếu tăng nhanh trong 1 giai đoạn ngắn sẽ xuất hiện 1 lượng nhà đầu tư bán ra chốt lời ngắn hạn làm giá giảm, một phần nhà đầu tư lỡ nhịp hoặc nghi ngờ trong đợt tăng giá vừa qua đã đưa vào trạng thái theo dõi. Khối lượng giao dịch thấp do chỉ là phần nhỏ nhà đầu tư chốt lời, không đủ mạnh để làm giá giảm mất xu hướng của đợt tăng trước đó. Khi tín hiệu ổn định, cũng như về tâm lý, cộng với thông tin tích cực từ nội tại hoặc vĩ mô, dòng tiền thông minh dần vào trở lại kéo giá tăng lên nhanh chóng.
Phần lớn nhà đầu tư quyết định vội vàng bán khi điều chỉnh nhưng rất cứng rắn khi vào giai đoạn đảo chiều:
  • Những nhà đầu tư này có sự quan tâm rất lớn đến mức chênh lệch giá ngắn hạn. Nhưng thường mất đi cơ hội nếu giá hồi phục nhanh không mua lại khịp hoặc không mua vì có cảm giác bị mua cao hơn giá đã bán.
  • Trước đợt đảo chiều đã có nhiều lần điều chỉnh nên nhà đầu tư dần thích nghi với điều chỉnh và tin rằng giai đoạn này cũng chỉ là điều chỉnh mà thôi.
  • Với suy nghĩ, giữ chặt cổ phiếu qua mùa giảm giá, rồi giá cũng sẽ tăng trở lại. Trong trường hợp đảo chiều xu hướng, giá giảm mạnh và rất khó có thể quay lại đỉnh cũ thì kết quả những nhà đầu tư này thường có kết quả thua lỗ lớn và xác định đây là khoản để cho con cháu.
Cách xác định đảo chiều hay điều chỉnh
Một trong những cách để nhận biết sự điều chỉnh là chúng ta cần xác định rõ các phạm vi của đường giá, chúng ta có thể nghiên cứu 1 trong những công cụ phổ biến sau: Fibonacci Retracements, Pivot Points, Trendline, Đường MA ( Đều là những mức hỗ trợ, kháng cự)
  • Fibonacci Retracements: là công cụ tuyệt hảo để tính toán hoặc nhận biết những phạm vi giá sẽ điều chỉnh. Trong phần lớn những trường hợp, sự điều chỉnh sẽ xảy ra ở vùng 38.2% hoặc 50%. Nếu đường giá vượt qua các mức này thì sẽ hình thành sự đảo chiều thật sự.
  • Pivot Points: Những mức của Pivot Points cũng rất hay được sử dụng để nhận biết những phạm vi giá sẽ điều chỉnh. Rất nhiều nhà đầu tư sử dụng các mức hỗ trợ R1, R2, R3; nếu đường giá phá vỡ các mức này thì sẽ hình thành dạng đảo chiều chắc chắn.
  • Trendline (đường xu hướng): Nếu đường xu hướng chủ yếu bị bẻ gãy với khối lượng giao dịch lớn thì sự đảo chiều rất dễ xảy ra. Sử dụng kết hợp đồ thị nến Nhật và đường xu hướng sẽ cho tín hiệu đảo chiều chắc chắn hơn
  • MA: Là đường trung bình động, được hiểu là trung bình cộng của chuỗi giá trong một khoảng thời gian nhất định. Thường nếu giá cắt xuống dưới đường MA(50) thì xác nhận xu hướng đảo chiều. Tùy từng trường hợp mà phân tích.
Những tín hiệu sai lầm và những điểm chết
Những tiêu chuẩn của sự điều chỉnh và sự đảo chiều luôn có tiêu chuẩn và khác biệt của góc nhìn mỗi người. Cách tốt nhất để bảo vệ lợi nhuận là sử dụng “dừng lỗ” (stop-loss).
Kết luận: Cũng như các nhà đầu tư khác, chúng ta cũng cần phân biệt rõ giữa sự điều chỉnh và đảo chiều. Nếu không nắm rõ chúng ta sẽ có nhiều rủi ro cũng như mất đi nhiều cơ hội khi đã thoát ra thị trường quá sớm. Khi vẫn nắm giữ các cổ phiếu chúng ta chỉ làm hao mòn tiền lãi và cơ hội sẽ trôi đi. Kết hợp phân tích kỹ thuật để phát hiện sớm và đo lường mức độ điều chỉnh hay đảo chiều, chúng có thể giúp chúng ta giảm thiểu rủi ro cũng như có 1 chiến lược kinh doanh tốt hơn.
Xem thêm: 

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here