ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ LÝ THUYẾT DOW

0
1022

Dưới đây là những kiến thức cơ bản về phân tích kỹ thuật mà một số Quý nhà đâu tư có thể chưa rõ và cách vận dụng kiến thức vào trong đầu tư:

I. So sánh Phân tích kỹ thuật và Phân tích cơ bản

  • Phân tích cơ bản là phương pháp dựa chỉ tiêu tài chính như tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, biến động dòng tiền… để đo lường giá trị thực của công ty. Sự chênh lệnh giá thị trường so với giá trị thực của công ty chính là cơ hội để đầu tư hoặc dấu hiệu cho việc chốt lời. Phân tích cơ bản dựa trên giả định: Giá trị và yếu tố tài chính có thể đo lường được, mối quan hệ này ổn định trong một thời gian đủ dài và sẽ được điều chỉnh vào thời điểm thích hợp.
  • Phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa vào dữ liệu quá khứ về biến động giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu để phân tích cung cầu của nhà đầu tư và dự báo xu hướng, chỉ ra điểm mua bán hay nắm giữ. Những người theo trường phái phân tích kỹ thuật luôn tin rằng giá cả biến động luôn phản ánh đầy đủ thông tin trên thị trường, cũng như tâm lý của nhà đầu tư. Giá cổ phiếu sẽ luôn vận động theo xu thế chính và điều quan trọng nhất là ” lịch sử sẽ luôn lặp lại”

II. Ứng dụng phân tích kỹ thuật vào đầu tư cổ phiếu
Trong phân tích kỹ thuật, việc quan trọng nhất là xác định xu hướng, khi xác định được xu hướng bước tiếp theo là tìm tín hiệu mua và bán trên đồ thị. Các bước để đầu tư một cổ phiếu:

  • B1: Xác định xu hướng thị trường: Thị trường luôn vận động trong 3 xu hướng: Tăng, Giảm và Đi ngang. Vì vậy cần xác định xu hướng hiện tại của cổ phiếu đang ở giai đoạn nào trong các khung thời gian ngày, tháng, năm. Các công cụ để xác định xu hướng: Kênh xu hướng, Đỉnh đáy, hỗ trợ kháng cự, đường MA, Lý thuyết Dow, Lý thuyết Elliot + Fibonacci..
  • B2: Xác định thời gian tiếp diễn và điểm đảo chiều xu hướng: Công cụ xác định vùng đảo chiều, tín hiệu đảo chiều xu hướng: Kênh xu hướng, Mô hình, Mẫu nến, chỉ báo…
  • B3: Tìm điểm mua, bán, quản trị rủi ro: Mua khi xu hướng giá cổ phiếu tăng, bán khi cổ phiếu đảo chiều xu hướng. Giải ngân từng lần ở các ngưỡng hỗ trợ kháng cự để quản trị rủi ro tốt nhất.

III. Một trong những thuyết đơn giản mà hiệu quả có thể áp dụng trong PTKT

Lý thuyết Dow là một lý thuyết nền tảng, khởi nguồn cho mọi trường phái phân tích kỹ thuật, trong đó lý thuyết chỉ ra 3 giai đoạn của một xu hướng chính, từ những giai đoạn này Quý nhà đầu tư có thể tìm ra điểm mua hay bán 1 cổ phiếu:

  • Xu thế cấp 1 là xu thế tăng hoặc giảm giá thường kéo dài 1 năm hoặc có thể vài năm. Biến động giá thường thay đổi trên 20%.
  • Xu thế cấp 2 là những nhịp điều chỉnh làm giá biến động ngược lại so với xu thế cấp 1. Thời gian suy giảm tạm thời kéo dài từ 1 đến 3 tuần hoặc nhiều tháng. Nhịp điều chỉnh này bằng khoảng 1/3 đến 2/3 mức tăng hoặc trước đó.
  • Xu thế nhỏ là những giao dộng nhỏ trong vài ngày hoặc vài tuần, giai đoạn này thường phản ánh tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ bị tác động bởi những thông tin hỗn loạn hàng ngày của thị trường.
  • Xu thế đi kèm với khối lượng giao dịch: Trong xu thế tăng cấp 1, khối lượng giao dịch thường sẽ tăng theo nếu giá tăng và giảm lại nếu giá giảm. Điều này vẫn đúng ở xu thế cấp 2 nhưng các kết luận ở trên không có ý nghĩa trong xu thế nhỏ. Theo Lý thuyết Dow thì khối lượng giao dịch chỉ có thể cung cấp thêm những chứng cứ phụ để giải thích rõ hơn biến động của thị trường và sử dụng vào những tình huống khi dấu hiệu chính tỏ ra còn nhiều nghi ngờ, còn chỉ những phân tích về giá mới có thể đưa ra được những dấu hiệu mang tính quyết định về xu thế thị trường.

Hình minh họa:

Tâm lý giao dịch qua các giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu của xu hướng tăng thì khó có thể nhận ra xu hướng tăng đã bắt đầu chưa hay vẫn còn ở trong xu hướng giảm trước đó. Tâm lí tiêu cực bi quan của xu hướng giảm trước vẫn tiếp tục lan và thống trị luôn ở giai đoạn bắt đầu xu hướng tăng. Đây là giai đoạn thị trường giao dịch ít ỏi, tin tức thì xấu và giá trị của cổ phiếu thường thấp kỷ lục. Tuy nhiên, giai đoạn này dòng tiền thông minh bắt đầu tích lũy cổ phiếu. Những người kiên nhẫn chấp nhận mua vào đầu tư dài hạn, một đợt sóng tăng ngắn hạn xuất hiện, đáy đã âm thầm xác nhận.
  • Giai đoạn điều chinh của xu hướng tăng: Sau khi có một đợt sóng tăng ngắn hạn, một số nhà đầu tư còn nghi ngờ về viêc phục hồi của giá, áp lực bán diễn ra làm giá điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, ngay lúc này sẽ có những nhà phân tích từ tốn đưa ra nhận định nhịp giảm này chỉ là nhịp điều chỉnh của xu thế cấp 2 và xu hướng tăng vừa qua là xu thế tăng cấp 1, thị trường đã khởi động xu hướng tăng chính. Đây là giai đoạn một vài thông tin tích cực đã xuất hiện trên thị trường. Nếu đây là xu thế 2 thì đáy nhịp điều chỉnh sẽ cao hơn đáy trước đó.
  • Giai đoan đợt tăng tiếp theo lại bắt đầu và sau đó vượt lên khỏi đỉnh nhịp tăng thứ nhất, mọi người bắt đầu nhận ra nhịp tăng mới này và xu hướng tăng bắt đầu được mọi người nhìn thấy rõ nét. Xu hướng rõ hơn khi Quý nhà đầu tư tìm hiểu về lý thuyết sóng Elliott.
  • Kết thúc giai đoạn tăng thường là giai đoạn thị trường đồng loạt ra tin tốt, tâm lý nhà đầu tư rất tích cực và có thể mua không cần quan tâm cổ phiếu tốt xấu. Sau một giai đoạn giá tăng mạnh liên tiếp, mức độ tăng yếu dần, thanh khoản cạn kiệt.

Mua khi nào, bán khi nào?

  • Điểm mua: Mua khi giá cổ phiếu tăng và giá cổ phiếu tăng vượt qua vùng tích lũy.
  • Điểm bán: Bán khi đồ thị có tín hiệu đảo chiều xu hướng.

Hình minh họa:

Đọc thêm:

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here