PPC: DÒNG TIỀN MẠNH, CỔ TỨC DUY TRÌ MỨC CAO

0
394
A. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
I. KẾT QUẢ KINH DOANH 2018
– Năm 2018, doanh thu (bao gồm doanh thu bán điện và doanh thu tài chính) đạt 7.370,7 tỷ đồng (+15,1% yoy), lợi nhuận trước thuế đạt 1.407 tỷ đồng (+40,3% yoy). Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng điện tăng 13% đồng thời giá bán bình quân tăng thêm 1%. So với kế hoạch lãi trước thuế 735,6 tỷ đồng, PPC đã hoàn thành gần gấp đôi chỉ tiêu đề ra trong năm 2018. Toàn bộ nợ phải trả phần lớn là phải trả người bán với 525 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính với hơn 530 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 1,595 tỷ đồng.
II. KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ NĂM 2019
– Do có dự cố kỹ thuật, sản lượng điện của PPC trong quý đầu năm nay giảm 14% YoY. Tuy nhiên, công ty cũng ghi nhận khoản doanh thu bất thường từ việc EVN hoàn lại chi phí chênh lệch tỷ giá đã thực hiện trong năm 2016, qua đó nâng LN gộp lên 330 tỷ đồng (+24% YoY). Ngoài ra, LN trong quý này còn có tác động từ tiền cổ tức của HND và chi phí tài chính trích lập dự phòng cho khoản đầu tư tại QTP. Tổng tác động sau thuế của các khoản nói trên lên LN của PPC trong Q1/2019 so với cùng kỳ năm ngoái là lãi 93 tỷ đồng. Như vậy, LNST thực tế của Công ty khi loại bỏ tác động từ các khoản thu nhập bất thường và thu nhập cổ tức sẽ giảm khoảng 16% YoY.
IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2019
– Năm 2019, PPC đặt kế hoạch thận trọng như thường lệ, trong đó sản lượng điện thương phẩm và LNTT báo cáo ước đạt lần lượt 5,3 tỷ kWh (3,6% YoY) và 781 tỷ đồng (-44,5% YoY). Cổ đông đã thông qua cổ tức tiền mặt 2.700 đồng/CP (lợi suất cổ tức 10,0%) cho năm 2018, trong khi công ty đề xuất cổ tức 20% theo mệnh giá cho năm 2019 (nhiều khả năng bằng tiền mặt) nhưng BLĐ cũng cho biết có khả năng cổ tức sẽ vượt kế hoạch (có khả năng lên đến 30% mệnh giá).
Đánh giá về khả năng đạt kế hoạch 2019:
  • Đối với nguồn cung than đầu vào 2 nhà máy ổn định nhờ đã có hợp đồng mua bán than dài hạn. So sánh với các nhà máy nhiệt điện than khác, PPC có lợi thế về nguồn cung than nhờ hợp đồng mua bán than dài hạn với 2 đơn vị cung cấp than chính là TKV và Tổng Công ty Đông Bắc. Theo hợp đồng, trong năm 2019, dự kiến PPC sẽ được cam kết cấp khoảng 3,5 triệu tấn than, đảm bảo cho kế hoạch phát điện đề ra.
  • Hiện doanh nghiệp đang đề nghị bổ sung nhà máy Phả Lại 3 vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Trong trường hợp được thông qua, nhà máy Phả Lại 3 dự kiến sẽ có công suất 600MW và sử dụng công nghệ trên siêu tới hạn với. Đây là công nghệ nhiệt điện than mới nhất đang được áp dụng trên thế giới với hiệu suất được cải thiện khoảng 40% so với các nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động trong nước, giúp tiết kiệm than và giảm thiểu các nguy cơ ô nhiễm môi trường hơn.
  • Đối với QTP tính tới ngày 31/12/2018, lỗ lũy kế của Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) vẫn còn khoảng 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, QTP hiện không gặp phải rủi ro nghiêm trọng nào ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, trong năm 2019, dự kiến EVN sẽ thực hiện thanh toán khoản chênh lệch tỷ giá năm 2016 cho các nhà máy điện. Do vậy, kỳ vọng tới năm 2022, QTP sẽ hết lỗ lũy kế và bắt đầu thực hiện chi trả cổ tức.
  • Ước tính LNST báo cáo có thể đạt khoảng 993 tỷ đồng (-12% YoY) tùy thuộc vào giá đóng cửa của cổ phiếu QTP (khoản đầu tư tài chính lớn của PPC), ứng với EPS đạt khoảng 2,954 đồng/CP.
  • Mặc dù triển vọng LN năm 2019 kém khả quan hơn so với năm 2018, nhưng với dòng tiền khỏe mạnh cùng đóng góp ngày càng lớn từ khoản đầu tư ở HND khả năng PPC sẽ duy trì cổ tức ở mức 3.000 đồng/CP trong vài năm tới. Tại mức giá đóng cửa ngày 06/06/2019, mức cổ tức này ứng với tỷ suất cổ tức hấp dẫn khoảng 11,5%.
* THAM KHẢO ĐỊNH GIÁ MỘT VÀI CÔNG TY
B. ĐỒ THỊ KỸ THUẬT
– Đồ thị cổ phiếu luôn biến động từng ngày do đó Anh/chị Liên hệ với DiepDv để có đánh giá khách quan nhất.

 

 

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here