CƠ HỘI ĐẾN TỪ CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC

0
402

Hoạt động thoái vốn Nhà nước năm 2017 là năm khá thành công với 2 thương vụ bán cổ phần tại Sabeco (110 ngàn tỷ) và Vinamilk (9 ngàn tỷ) thì năm 2018 đã chững lại đáng kể, tổng giá trị thoái vốn đạt 35,7 ngàn tỷ, chỉ bằng 29% của năm 2017 với một nửa trong số đó đến từ BSR, OIL và POW, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chỉ đạt 20% với 18/98 công ty được thoái vốn.

Trong năm 2018, câu chuyện thoái vốn nổi bật nhưng không thành là Bộ Xây dựng tiến thành thoái vốn Tổng công ty Viglacera (VGC) xuống 36% vốn theo phương pháp bán khớp lệnh 80,6 triệu cp với mức giá không thấp hơn 26.100 đồng/cp trên thị trường nhưng bị thất bại. Việc này đã khiến khá nhiều nhà đầu tư thất vọng khi muốn kiếm lời theo thương vụ và không ít người vẫn còn kẹp “hàng”. Năm 2019 dự kiến VGC thoái vốn giá khởi điểm đấu giá không thấp hơn 23.000 đồng/cổ phiếu với số lượng 80,6 triệu cổ phần, tương ứng 17,97% vốn điều lệ VGC theo phương thức đấu giá công khai trên sàn giao dịch chứng khoán. Và trong năm 2018 một số đơn vị lớn chưa thực hiện IPO là Vinafood 2, Vicem, Mobifone và Genco3.
Năm 2019, Bộ Tài Chính kỳ vọng thu về 50.000 tỷ đồng từ thoái vốn, cao hơn 40% so với 2018. Một số thương vụ thoái vốn lớn trong năm 2019 có thể kể đến như bán 20% vốn Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), 25% vốn Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, 35% vốn Tổng công ty hàng không Việt Nam… Bên cạnh đó, còn nhiều doanh nghiệp sẽ thoái vốn trong năm 2019 ở tỷ lệ hấp dẫn như Tổng công ty Thép Việt Nam (58%), Tập đoàn dệt may Việt Nam (53%), Habeco (82%).
Trên thị trường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thoái vốn phần lớn là các đơn vị thành viên thuộc 2 tập đoàn Hóa chất (Vinachem) và Dầu khí (PVN).
1. Ngành cao su
Vinachem mới đây thông báo đấu giá cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) và Cao su Sao Vàng (SRC), mở đầu cho chiến dịch bán vốn khỏi các đơn vị thành viên. Cổ phiếu SRC và DRC đã phản ứng tốt với thông tin trên và hiệu ứng này nhanh chóng lan tỏa đến nhóm công ty phân bón của Vinachem.
Dự kiến ngày 4/6, Vinachem sẽ đấu giá hơn 17,2 triệu cp DRC, tương đương 14% vốn với giá khởi điểm 25.170 đồng/CP. Giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/5 của DRC là 22.400 đồng/CP. Cùng ngày, Vinachem đấu giá 15% vốn SRC với giá khởi điểm 46.452 đồng/CP.
2. Ngành phân bón
Theo kế hoạch, Vinachem sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống 51% tại LAS (hiện nắm 69,8%) và VAF (hiện nắm 67,1%). Tập đoàn cũng giảm tỷ lệ sở hữu xuống 36% tại BFC (hiện nắm 65%) và SFG (hiện nắm 65%).
PVN cũng lên kế hoạch sẽ thoái vốn tại Đạm Cà Mau (DCM) và Đạm Phú Mỹ (DPM), với tỷ lệ nắm giữ dự kiến không cao hơn 51%. Một phương án khác đang được đưa ra là sẽ hợp nhất 2 đơn vị này nhưng chưa có kết luận cuối cùng.
Trong năm 2018, lãnh đạo Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (CSM) cho rằng, nhanh nhất là quý IV/2018 và chậm nhất là năm 2019, Vinachem sẽ thoái vốn tại CSM, với xu hướng giảm tỷ lệ sở hữu xuống 36%, đến năm 2020 tiếp tục thoái vốn và CSM trở thành công ty đại chúng thực sự.
3. Đối với ngành bảo hiểm

Các doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến sẽ tiếp tục triển khai quá trình thoái vốn. Cụ thể, PVN sẽ tiếp tục nỗ lực thoái vốn tại PVI sau khi chưa hoàn tất kế hoạc theo lộ trình trước đó. Ngoài PVI, BMI cũng được cho là sẽ nằm trong danh sách thoái vốn của nhà nước trong năm 2019.

Triển vọng ngành bảo hiểm phi nhân thọ năm 2019 là khả quan, mặc dù không có nhiều đột biến nhưng sẽ cải thiện mạnh mẽ khi các thương vụ thoái vốn, nới “room” diễn ra. Dự báo mặt bằng lãi suất huy động 6 tháng đầu năm 2019 sẽ tương đối ổn định và tăng trong 6 tháng cuối năm với mứ tăng khoảng 0,5% – 1%/năm. Với tỉ trọng khoảng 70% cơ cấu đầu tư vào tiền gửi các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, BSC ước tính, với mức tăng lãi suất 1% sẽ làm tăng lợi nhuận trước thuế ước tính khoảng 10 – 13%.

4. Ngành khác
Vinachem sẽ thực hiện thoái hết vốn tại các doanh nghiệp: XPH, TSB, SHA, DGC, PHN, DCI… hoặc giữ 36% vốn điều lệ PAC, LIX, NET…
Tại Công ty cổ phần Pin Ắc quy Miền Nam (PAC), Bộ Công thương cũng đã phê duyệt đề xuất giảm sở hữu của Vinachem giảm từ 51.43% xuống 36%.

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here