Cập nhật Ngành Nước: M&A tích cực giữa các công ty nước

0
232

Nhìn lại năm 2022

  • Nhu cầu sử dụng nước hộ gia đình tăng 5% so với cùng kỳ.
  • Nhu cầu sử dụng nước công nghiệp tăng 5~8% so với cùng kỳ.
  • Giá bán nước bình quân (ASP) tăng 3% so với cùng kỳ.
  • Tỷ lệ thất thoát nước ít hơn, nâng cao hiệu suất vận hành. Tỷ lệ thất thoát nước trung bình ở Việt Nam là 17,5% vào năm 2022- giảm từ 18,7% vào năm 2021.
  • Tăng trưởng mạnh nhờ giao dịch M&A. Trong năm 2022, DNP tiếp tục mở rộng các nhà máy nước trên địa bàn với kỳ vọng dòng tiền ổn định khi đi vào hoạt động. REE duy trì đầu tư vào các nhà máy nước tại TP.HCM, nơi có nhu cầu dồi dào, mức tiêu thụ cao và hoạt động ổn định. BWE mua lại CTCP Cấp nước Cần Thơ với kỳ vọng mở rộng mạng lưới cấp nước liên vùng ĐBSCL, và công ty cũng mua lại Nhà máy nước Gia Tân để mở rộng mạng lưới cấp nước tới vùng sâu, vùng xa của Đồng Nai, lấy nguồn nước từ sông Đồng Nai.

Triển vọng trong năm 2023: Trung lập

  • Nhu cầu nước tăng trưởng ổn định 5% so với cùng kỳ. Theo Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA), tổng công suất của các nhà máy xử lý nước tại Việt Nam đạt từ 11,2 triệu m3 đến 11,5 triệu m3/ngày.    
  • Hiệu quả hoạt động của các công ty phân phối nước tiếp tục được cải thiện. Chúng tôi kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục được duy trì trong trung hạn. Tỷ lệ thất thoát nước trung bình dự kiến sẽ giảm từ 17,5% vào năm 2022 xuống còn 16,5% vào năm 2023.
  • Giá bán lẻ nước sạch bình quân tăng 3~5% so với cùng kỳ.
  • Xử lý ô nhiễm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty cấp nước. Chúng tôi dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp giảm 0,2~0,4% do chi phí nguyên vật liệu và thuế tài nguyên nước tăng.
  • Suất vốn đầu tư các nhà máy xử lý nước sạch tăng theo thời gian. Theo các công ty nước niêm yết, suất vốn đầu tư nhà máy xử lý nước sạch tại một số công ty nước niêm yết giai đoạn 2022-2023 sẽ đạt 5.300 đồng/m3 – cao hơn mức 4.600 đồng/m3 bình quân giai đoạn 2020-2021. Nguồn SSI

_____________________________

* Tải báo cáo chi tiết Click Tại đây