CẬP NHẬT THÔNG TIN TUẦN 16/04 – 19/04

0
407

I. THÔNG TIN THẾ GIỚI

  • Triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên kém sáng sủa hơn sau một loạt các báo cáo kinh tế vào Quý 1/2019 ở các khu vực kinh tế lớn. Ngoại trừ Mỹ vẫn có những tín hiệu tích cực khi thông tin GDP năm 2018 đạt 2,9%, tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp và lạm phát tiếp tục duy trì mức độ vừa phải quanh ngưỡng mục tiêu. Tuy nhiên nhìn vào tương lai, lãnh đạo Fed đã buộc phải đánh giá lại kế hoạch tăng lãi suất và sớm dừng chương trình cắt giảm bảng cân đối tài sản cho thấy sự thận trọng của tổ chức này.
  • Nhìn sang Châu Âu, kinh tế khu vực EU lẫn Anh đều đang nằm trong ngưỡng nguy hiểm và tín hiệu suy thoái đã bắt đầu xuất hiện. Nước Anh thì gần như đang cực kỳ bế tắc trong kế hoạch Brexit của mình. Chính phủ Anh đã hơn 3 lần thất bại trong việc thuyết phục Quốc hội nước này thông qua kế hoạch Brexit trong khi EU cũng chẳng màng đàm phán lại chương trình Brexit với nước Anh. Nền kinh tế Anh rất có thể sẽ chịu áp lực trong vài năm tới vì các doanh nghiệp gần như rất khó xây dựng được một kế hoạch kinh doanh hợp lý theo kế hoạch Brexit dang dở này. Tín hiệu giảm tốc kinh tế của Đức, nền kinh tế và xuất khẩu lớn nhất EU, đã giảm tốc từ Quý 3/2018. Cổ phiếu các hãng ô tô và các hãng máy móc đóng vai trò quan trọng trong khu vực xuất khẩu của Đức đã sụt giảm đáng kể do triển vọng bán hàng ảm đạm.
  • Trong khi chính sách của Tổng thống Trump là đưa việc làm về Mỹ cũng như dựng các hàng rào bảo hộ, thì người tiêu dùng Trung Quốc – quốc gia có số lượng người tiêu thụ xe ô tô lớn nhất thế giới, cũng đã dè dặt hơn trong các kế hoạch chi tiêu của mình. Thị trường chứng khoán và tài chính Trung Quốc đang phập phồng theo dõi tình hình đàm phán thương mại Mỹ Trung. Không chỉ riêng Trung Quốc, cuộc chiến thương mại này cũng khiến các nhà đầu tư Mỹ lo lắng vì hiện tượng đường cong lãi suất nghịch đảo trên thị trường Trái phiếu chính phủ Mỹ đã phủ bóng đen khá lớn lên tâm trí các nhà đầu tư vì theo thống kê, rủi ro sau sự kiện đường cong lãi suất nghịch đảo khoảng 14 tháng thì kinh tế Mỹ sẽ bước vào suy thoái, đó là khoảng thời điểm giữa hoặc cuối năm 2020.

II. THÔNG TIN TRONG NƯỚC

  • Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tương đối chậm trong Quý 1/2019 với mức tăng trưởng GDP Quý 1 đạt 6,79%. Tuy thấp hơn so với mục tiêu nhưng đây là mức tăng trưởng có thể tạm coi là chấp nhận được trong bối cảnh giảm tốc kinh tế diễn ra khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên chính phủ cũng buộc phải điều chỉnh chính sách điều hành kinh tế của mình để nền kinh tế có thể đi đúng hướng. Tăng trưởng tín dụng tới cuối tháng 3/2019 đạt khoảng 2,8%, lạm phát hiện tương đối thấp là cơ sở để NHNN có thể mở rộng tín dụng vào thời gian tới.
  • Hệ thống NHTM Việt Nam hiện đang chịu áp lực kép về tăng trưởng vì yêu cầu đạt được các tiêu chí năng lực theo hệ thống Basel 2, đặc biệt là tỉ lệ an toàn vốn và đạt được tăng trưởng tín dụng. NHNN vừa ban hành Thông tư 43 về các công ty tài chính và quy định các tỉ lệ tăng trưởng tín dụng cũng như cho vay với các công ty trong ngành cũng thể hiện sự kịp thời của NHNN trong việc kiểm soát lĩnh vực này. Nếu như 2 năm trước các NHTM sử dụng kênh này làm kênh hỗ trợ tăng trưởng thì nay những quy định lỏng lẻo trong ngành sẽ bị siết chặt lại.

III. XU HƯỚNG VNINDEX

  • Vnindex mở gap lớn vào phiên sáng 16/4 thể hiện tâm lý hoản loạn của nhà đầu tư trước thông tin tiêu cực. MACD cho tín hiệu tiếp tục xu hướng điều chỉnh giảm trung hạn. Đây là một tín hiệu rủi ro từ thị trường cần lưu ý. (Thận trọng và đừng hành động theo cảm tính, hãy hành động theo đồ thị).
  • Kháng cự mạnh Vnindex: 1000 điểm, Hỗ trợ cứng: 950 điểm.
– SSIAM, DIEPDV –

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here