NGÀNH CẢNG BIỂN: DÒNG VỐN FDI TIẾP TỤC ĐƯỢC THU HÚT

0
677
Năm 2018 tiếp tục được coi là một năm thành công của xuất nhập khẩu Việt Nam với việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 480 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm 2017. Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 7 tháng đầu năm 2019 đạt gần 290 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 145,48 tỷ USD, nhập khẩu là 143,78 tỷ USD, thặng dư 1,7 tỷ USD. => Với việc Việt Nam đang tiếp tục được hưởng lợi trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, dòng vốn FDI lớn tiếp tục được thu hút, dự báo trong 3-5 năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trên 10%/năm.
Ngành cảng biển đóng vai trò là một hạ tầng logistics quan trọng cho xuất khẩu. Trong năm 2018, khối lượng lưu vận của toàn bộ hệ thống cảng Việt Nam đạt 17.8 triệu TEU, tăng 23% so với năm 2017. Toàn ngành tăng trưởng thuận theo sự tăng mạnh xuất khẩu năm 2018.
Hai khu vực chính là cụm cảng phía Nam và cụm cảng phía Bắc chiếm chủ đạo tỷ trọng lưu vận hàng hóa thông qua cũng như phần lớn tăng trưởng lưu vận trong các năm. Đây là hai cụm cảng quan trọng nhất, cả hai đã lọt danh sách 50 cảng container lớn nhất thế giới, và vị trí trong bảng xếp hạng của hai cụm cảng này sẽ tiếp tục tăng lên khi xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng trưởng. Phía Nam có khu vực Cái Mép – Thị Vải và phía Bắc có khu vực Lạch Huyện tại Hải Phòng được lựa chọn trở thành vị trí cảng biển chiến lược, đóng vai trò là một trong cảng trung chuyển lớn trên thế giới.
  • Phía Nam: Cảng Cát Lái là cảng biển quan trọng nhất của quốc gia, đóng góp trên 1/3 lưu vận hàng hóa xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên vai trò của Cát Lái đang được giảm thiểu: do vị trí địa lý và thủy lưu, cảng này không thể đón được những tàu chở hàng tải trọng lớn khi mà nhu cầu sử dụng tàu lớn đang là xu thế trên thế giới. Khu vực Cái Mép – Thị Vải tại Vũng Tàu đang được Chính phủ quy hoạch tới năm 2030 sẽ trở thành khu vực cảng quan trọng nhất cả nước. Khu vực này với vị trí nước sâu có thể đón những tàu chở hàng lớn nhất thế giới, đang thu hút vốn đầu tư liên doanh của các hãng tàu lớn.
  • Phía Bắc: Khu vực Hải Phòng đang diễn ra sự chuyển dịch công suất mạnh mẽ từ các cảng thượng nguồn sang các cảng hạ nguồn nhằm đáp ứng việc đón các tàu lớn. Ngoài ra khu vực Lạch Huyện với Cảng Container Quốc tế Hải Phòng (HICT) vị trí nước sâu sẽ là khu vực cảng chiến lược ở phía Bắc, và là sự tăng trưởng công suất chủ yếu của khu vực. Khu vực thượng nguồn về dài hạn sẽ được chuyển đổi công năng thành kho bãi hoặc khu đô thị.
Các doanh nghiệp cảng biển niêm yết chủ yếu hoạt động tại khu vực Hải Phòng, cảng ở thượng nguồn có PHP hay HAH, cảng hạ nguồn có VSC và DVP là hai doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao, tuy nhiên hiện tại đã đạt toàn dụng công suất và chưa có kế hoạch mở rộng trong thời gian tới. VSC có kế hoạch đầu tư cảng mới tại khu vực Lạch Huyện vào năm 2022-2023, tuy nhiên kế hoạch còn tương đối xa, GMD có kế hoạch triển khai cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 vào cuối năm 2019, ngoài ra công ty còn tái khởi động xây dựng cảng Gemalink tại khu vực Cái Mép phục vụ cho chiến lược tăng trưởng dài hạn.
 Đánh giá tổng công suất, sản lượng và hiệu năng công suất của các doanh nghiệp:

 

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here