TOÀN CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM QUÝ I NĂM 2019

0
527

Nhờ những thuận lợi từ kết quả ấn tượng đạt được trong năm 2018, nền kinh tế những tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhưng cũng đối mặt nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt dấu hiệu giảm tốc dần rõ hơn:

  • Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2019 đạt 6.79% nhỏ hơn mức 7.45% của Q1 2018 và nhỏ hơn mức 6.93% kế hoạch Q1 2019 của Chính phủ. Tăng trưởng thấp của Quý 1/2019 đến từ 2 nguyên nhân chính: (1) Thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu và (2) Samsung giảm sản lượng điện thoại. Việc xử lý các nút thắt trong đầu tư công và xem xét các biện pháp bảo hộ là 2 hướng đi cần cân nhắc để có thể tạo ra nền tảng cho tăng trưởng cho cả trước mắt cũng như lâu dài.
  • Chỉ số PMI 3 tháng đầu năm đạt mức trung bình là 51.6 điểm, thấp hơn trung bình quý 1/2018 là 52.8 và của cả năm 2018 là 53.8 điểm.
  • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý 1/2019 tăng (+2,63% yoy), đây là mức tăng bình quân quý 1 thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.
  • Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) quý 1 năm 2019 đạt kỷ lục 10.8 tỷ USD về giá trị vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ trong vòng 3 năm trở lại đây. Giải ngân vốn FDI đạt 4,12 tỷ USD
  • Tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 25/03/2019 tăng 2.28% YTD, thấp hơn so với mức tăng 2.78% cùng kỳ năm ngoái. Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục ổn định, 6-9%/năm đối với lãi suất ngắn hạn và 9-11% đối với lãi suất trung và dài hạn. Tăng trưởng tín dụng KH 2019 là 14% YoY, tương đương mức tăng 13.98% (2018).
  • Xuất nhập khẩu: Tăng trưởng xuất khẩu quý 1 giảm xuống mức rất thấp là +5.3%, cũng là một cảnh báo. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng trưởng âm như điện thoại, thủy sản, rau quả, gạo … sắt thép tăng trưởng thấp 3.6%. Một vài ngành còn giữ được tăng trưởng cao trên 10% là dệt may, giày dép và đồ gỗ. Xuất khẩu sang Mỹ đạt mức tăng trưởng ấn tượng +28.73% vượt mạnh lên các thị trường khác chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Ngược lại, Trung Quốc giảm mạnh ngay từ đầu năm và giảm -8.5% trong cả Q1. Nhập khẩu có phần tích cực hơn với mức tăng +8.0% nhưng vẫn rất thấp so với các năm trước (2017: +24.5%, 2018: +13.5%). Cán cân thương mại thặng dư trở lại mức 1.41 tỷ USD.
  • Tỷ giá USD chính thức giảm -0.06% còn thị trường tự do giảm tới -0.32%. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã ổn định hơn rất nhiều so với hồi giữa năm 2018 là một động lực làm gia tăng nguồn cung USD giúp ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại hối. Tuy vậy với xuất khẩu đang chậm lại, nguồn cung ngoại tệ có thể sẽ không còn dồi dào trong phần còn lại của năm.
  • Xử lý nợ xấu: Tính đến 31/01, toàn hệ thống đã xử lý được 204.4 nghìn tỷ đồng nợ xấu (tính riêng năm 2018 xử lý được 113.4 nghìn tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu nội bảng được duy trì thấp hơn 2%.
  • Trong xu hướng kinh tế thế giới đang có dấu hiệu giảm tốc rõ, sẽ là thách thức cho xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng tới, bên cạnh những cơ hội mới mở ra nhờ CPTPP và các FTA.


– Nguồn SSI, VietData –

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here