Cập nhật Ngành Ô tô/ Xe máy: Trở lại bình thường

0
140

Nhìn lại năm 2022

  • Nhu cầu bị dồn nén và sự hỗ trợ từ Chính phủ là hai động lực chính giúp ngành phục hồi. Trong năm 2022, khoảng 3 triệu xe máy đã được bán ra (tăng 20% so với cùng kỳ), nhưng vẫn thấp hơn mức trước Covid (năm 2018 với 3,3 triệu xe; năm 2019 với 3,2 triệu xe). Đối với xe bốn bánh, đã có 404.635 xe (tăng 33% so với cùng kỳ) được bán ra từ các thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và con số này vượt xa lượng xe bán ra hàng năm trước Covid. 
  • Tiêu thụ xe nhập khẩu nguyên chiếc đang bắt kịp xe lắp ráp trong nước. Lượng xe nhập khẩu tăng 35% so với cùng kỳ trong năm 2022, trong khi xe lắp ráp trong nước tăng 31% so với cùng kỳ (theo VAMA). Ô tô nhập khẩu chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng lượng xe bán ra trong vài năm gần đây (khoảng 30~40%). Xu hướng gia tăng này là do hàng loạt thương hiệu mới gia nhập thị trường Việt Nam, đặc biệt là các thương hiệu Trung Quốc được bán với mức giá hấp dẫn. 

Triển vọng trong năm 2023: Trung lập

  • Tiêu thụ sẽ giảm tốc tăng trưởng trong năm 2023. Sau năm 2022 tăng trưởng mạnh mẽ, ước tính lượng xe bán ra năm 2023 chỉ tăng 5% so với năm 2022, vượt qua mốc 500.000 xe (theo dự báo của EIU). Tình trạng thiếu chip ô tô và gián đoạn chuỗi cung ứng khả năng sẽ không ảnh hưởng tới thị trường nửa cuối năm 2023.
  • Xe điện có tiềm năng tạo nên sự đột phá cho ngành ô tô tại Việt Nam. Trong năm 2022, Audi và Mercedes-Benz đã chính thức công bố một số mẫu xe điện dành cho phân khúc xe hạng sang. Ở phân khúc xe phổ thông, Hyundai và Kia đều giới thiệu các mẫu xe điện (IONIQ5 và EV6) tại Việt Nam.
  • Tuy nhiên, còn quá sớm để đánh giá tác động của xe điện tới ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng chính phủ cần xem xét 3 việc sau để tăng tỷ lệ điện khí hóa ngành ô tô: chính sách thuế ưu đãi đối với xe điện; tăng thuế đối với ô tô chạy bằng năng lượng hóa thạch; và đầu tư vào hạ tầng các trạm sạc.  

______________________________

* Tải báo cáo chi tiết Click Tại đây