Chính sách đối ngoại là gì? Đặc điểm và chức năng?
1. Chính sách đối ngoại là gì?
Chính sách đối ngoại Ɩà tập hợp tất cả các chiến lược mà quốc gia này sử dụng trong quá trình ngoại giao với các quốc gia và tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – xã hội… nhằm đạt được những mục tiêu phát triển đất nước.
2. Đặc điểm của chính sách đối ngoại là gì?
Chính sách đối ngoại do cơ quan nhà nước là Đảng, chính phủ, các cơ quan nhà nước đề ra các chủ trương, hoạt định chiến lược, ban hành chính sách và thực hiện những chính sách đã đề ra. Ngoài ra còn có các cơ quan, tổ chức xã hội phối hợp với các cơ quan nhà nước thực hiện. Chính sách đối ngoại được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định và bắt buộc để đảm bảo tính khoa học, tính nhất quán, đồng thời đảm bảo được tối đa lợi ích của đất nước, của quốc gia.
3. Yếu tố tác động đến chính sách đối ngoại là gì?
Yếu tố về lợi ích quốc gia: trong hoạt động đối ngoại, mục tiêu lợi ích quốc gia đối ngoại có thể chia thành hai nhóm:
+ Nhóm lợi ích sống còn: đây là mục tiêu giữ gìn và bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ., Quốc gia giữ hòa bình với những quốc gia khác, bảo đảm ổn định và trật tự nền kinh tế, xã hội; đảm bảo nhân dân sống một cuộc sống an toàn, bình đẳng.
+ Nhóm lợi ích phát triển: các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội không ngừng học hỏi, nâng cao và phát triển khả năng giữ gìn, bảo vệ chủ quyền, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân; giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; mở rộng và phát huy vai trò, vị thế của đất nước trên thị trường quốc tế.
- Thế lực của quốc gia trên trường quốc tế: chính sách đối ngoại của đất nước phải được xây dựng trên những căn cứ và cơ sở vừa phù hợp với lợi ích của đất nước, đồng thời phải tương thích và phù hợp với sức mạnh, vị thế của đất nước.
- Tình hình chính trị, an ninh thế giới: tình hình chung của khu vực và thế giới có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chính sách hoạch định, triển khai thực hiện chính sách của các quốc gia trên thế giới.
4. Chức năng của chính sách kinh tế đối ngoại
Chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia có 3 chức năng cơ bản như sau:
– Chức năng khuyến khích
Với chức năng này, chính sách kinh tế đối ngoại tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia chủ động và mạnh mẽ vào phân công lao động mậu dịch quốc tế.
Khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước, thu hút ngày càng nhiều các nguồn lực từ bên ngoài như nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lí tiên tiến nhằm phát triển nhanh và bền vững, năng động và có hiệu quả toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
– Chức năng bảo hộ
Với chức năng này, chính sách kinh tế đối ngoại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có khả năng đứng vững và vươn lên trong các hoạt động kinh doanh quốc tế, tăng cường sức cạnh tranh với hàng hoá và dịch vụ từ bên ngoài, tạo thêm việc làm và đạt tới qui mô tối ưu cho các ngành kinh tế, đáp ứng cho yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia.
– Chức năng phối hợp và điều chỉnh
Với chức năng này, chính sách kinh tế đối ngoại tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước thích ứng với sự biến đổi và vận động mạnh mẽ của nền kinh tế và thị trường thế giới.
Tham gia tích cực vào quá trình khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, thiết lập cơ chế điều chỉnh thích ứng trong điều kiện tỉ giá hối đoái thường xuyên thay đổi, tác động vào cán cân thanh toán quốc tế theo hướng có lợi cho mỗi quốc gia.
5. Ví dụ về chính sách đối ngoại
– Thực hiện chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương ѵà đa phương với các quốc gia ѵà vùng lãnh thổ.
– Tiến hành đàm phán và ký kết nhiều hiệp định, thoả thuận quan trọng như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ; Hiệp định về biên giới trên bộ; Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ; Hiệp định nghề cá với Trung Quốc,…
– Tham gia ngày càng hiệu các tổ chức kinh tế, chính trị trên thế giới như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á -Thái Bình Dương,…
– Giữa năm 2019, Việt Nam đã hoàn tất việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) và sau đó cuối năm 2020 là với Vương quốc Anh (UKVFTA), hai đối tác lớn và quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ quốc gia nào.
Đọc thêm:
- Tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán?
- Chính sách tiền tệ là gì? Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán như thế nào?
- Chính sách tài khóa là gì? Công cụ và vai trò với nền kinh tế?