PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆPTRUNG TÂM PHÂN TÍCH

DHC – Tăng gấp 4 lần công suất sản xuất giấy KRAFT nửa cuối năm 2019

Nội dung
    Nhà máy Giao Long II có công suất lớn gấp 3 lần nhà máy hiện tại và bắt đầu ghi nhận KQKD từ tháng 9/2019
    Sau khi vận hành Giao Long II, công suất sản xuất của DHC có thể tăng từ 60 tấn/năm lên đến khoảng 240 tấn/năm, trở thành công ty nội địa sản xuất giấy kraft lớn nhất, và tiến gần hơn với công suất của các doanh nghiệp FDI (vốn là các DN có vốn mạnh và công suất vượt trội).
    Đạt công suất cao ngay khi vận hành chính thức nhờ khách hàng sẵn có
    DHC cho biết công suất hoạt động của nhà máy mới trong năm nay có thể đạt hơn 80% công suất thiết kế nhờ khách hàng sẵn có như Sovico và khách hàng bao tiêu sản lượng khá lớn đảm bảo trong vòng ít nhất 2 năm tới như Vina Kraft.
    Nhà máy Giao Long II còn được miễn thuế trong 2 năm đầu hoạt động và giảm 50% thuế trong 4 năm tiếp theo, tính từ năm 2020 trở đi.
    ƯỚC TÍNH KQKD TĂNG TRƯỞNG TÍCH CỰC TRONG CÁC QUÝ TỚI
    Ước tính doanh thu và LNST nửa cuối năm 2019 của DHC có thể đạt lần lượt 998 tỷ đồng (+103% YoY) và 114 tỷ đồng (+62% YoY). Tăng trưởng tập trung chủ yếu vào quý 4/2019, trong khi quý 3/2019 nhà máy Giao Long II chỉ ghi nhận được 1 tháng (tháng 9/2019).
    Lũy kế cả năm 2019, doanh thu và LNST ước tính đạt lần lượt là 1.434 tỷ đồng (+55% YoY) và 160 tỷ đồng (+19% YoY), với tổng sản lượng giấy kraft tiêu thụ đạt 98 ngàn tấn (+76% YoY). Theo đó, DHC có thể hoàn thành 106,7% kế hoạch lợi nhuận đặt ra mặc dù 6 tháng đầu năm chỉ thực hiện chưa đến 1/3 kế hoạch.
    Cho năm 2020, dự báo doanh thu và LNST có thể đạt 1.938 tỷ đồng (+35% YoY) và 242 tỷ đồng (+51% YoY), với giả định tổng sản lượng giấy kraft tiêu thụ đạt 141 ngàn tấn (+44% YoY).
    QUAN ĐIỂM ĐẦU TƯ
    Trong lịch sử, giá cổ phiếu DHC có sự tương quan khá rõ với KQKD. Sự kỳ vọng của thị trường với Giao Long II giúp giá DHC tăng tốt từ đầu năm nay và đạt mức cao nhất lịch sử 37.500 đồng/cp vào đầu tháng 7/2019 (giá điều chỉnh). Tuy nhiên, số liệu xuất khẩu giấy công bố sụt giảm dần theo tháng và về mức thấp nhất vào tháng 6/2019 khiến NĐT lo ngại về khả năng tiêu thụ của DHC, nên giá cổ phiếu điều chỉnh đáng kể, giảm khoảng 20% trước khi hồi phục trở lại.
    Ở mức giá hiện tại là 34.600 đồng/cp, DHC đang được giao dịch tại P/E 2019-2020 lần lượt là 11,9x và 7,9x, thấp hơn khoảng 8% so với mức giá cao nhất, đưa DHC trở về mức định giá hấp dẫn hơn.
    Do đó, khuyến nghị MUA DHC với mức giá mục tiêu 39.300 đồng/cp trên cơ sở:
    1. Việc nhà máy mới vận hành phản ánh vào KQKD nửa cuối năm sẽ có tác động tích cực đến giá cổ phiếu
    2. Các thông tin tích cực gần đây củng cố niềm tin vào triển vọng của DHC: số liệu xuất khẩu giấy 2 tháng 7 và 8 công bố hồi phục mạnh cùng với giá bán tăng do bước vào mua cao điểm, đơn đặt hàng trong nước và xuất khẩu tăng kéo theo giá giấy trong khu vực.

    Triển vọng dài hạn: Tỷ lệ tiêu thụ giấy người dân Việt Nam còn thấp. Xu hướng thay thế cho các sản phẩm nhựa, túi ni lông để bảo vệ môi trường. VPPA dự báo, nhu cầu tiêu thụ giấy bao bì ở Việt Nam sẽ tăng lên với tốc độ 15-18%/năm trong các năm tới.

    Rủi ro:
    1. Tiêu thụ tại TQ chậm lại sẽ khiến cạnh tranh gay gắt hơn trên thị trường nội địa.
    2. Các DN trong ngành tăng công suất khiến cung tăng mạnh so với cầu.

    – Nguồn SSI –

    chungcong.com

    Hiện tôi đang là chuyên viên tư vấn đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Việt Nam. Blog này được tôi lập ra để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và những câu chuyện trong đầu tư chứng khoán. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để có một chiến lược đầu tư tốt nhất, phù hợp nhất!
    Back to top button