ĐIỂM TIN ĐẦU TUẦN 11/05/20: Chứng khoán Việt Nam tăng bất chấp Thế giới
I. ĐIỂM CHÚ Ý VĨ MÔ THẾ GIỚI
Tháng 4/2020, tác động của đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng ngày càng rõ rệt lên nền kinh tế thế giới, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đang hiện hữu ngày càng rõ rệt hơn, đặc biệt tại các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đứng đầu các quốc gia có số người nhiễm và số ca tử vong tăng nhanh vẫn là Mỹ. Đại dịch COVID-19 đã tác động làm gia tăng số người thất nghiệp lên mức kỷ lục, làm sụt giảm kim ngạch thương mại toàn cầu; cùng với đó là sự sụt giảm mạnh của các chỉ tiêu kinh tế quan trọng: chỉ số chứng khoán, tỷ suất trái phiếu chính phủ Mỹ, giá dầu thế giới. Các tổ chức kinh tế quốc tế đều đưa ra các nhận định rằng kinh tế thế giới sẽ bước vào giai đoạn suy thoái, tăng trưởng GDP của nhiều nước sẽ ở mức âm.
Tăng trưởng GPD 1 quý của Mỹ giảm 4,8% YoY, thấp nhất trong 10 năm gần đây. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 4 của Mỹ tăng lên mức 10% với hơn 30 triệu người nộp đơn trợ cấp (chiếm khoảng hơn 20% tổng lực lượng lao động tại Mỹ). Liên minh EU đã yêu cầu một số nước dần nới lỏng các biện pháp hạn chế và mở cửa nền kinh tế trở lại nhưng vẫn rất thận trọng. Nhìn chung kinh tế khu vực EU đang ở trong trại thái tê liệt và phải đối mặt với suy thoái khi còn nhiều vấn đề chung chưa được thống nhất trong việc thực hiện giải cứu nền kinh tế. Tại Châu Á, Trung Quốc đã ghi nhận mức sụt giảm GDP quý 1 – 6,8%, mức kỷ lục trong lịch sử. Tại Nhật Bản, xuất khẩu tháng 4 tiếp tục giảm hơn 10% YoY sau khi ghi nhận mức giảm 11,7% YoY trong tháng 3 do các thị trường chủ chốt là Trung Quốc, Mỹ và EU đều bị ảnh hưởng nặng của COVID-19.
- Dow Jone đóng cửa tại ngưỡng 24.331 điểm, tăng +455.43 điểm, tương đương 1.91 so với ngày trước.
- Giá dầu tiếp tục có những chuyển động tích cực, WTI hợp đồng tháng 6 và Brent hợp đồng tháng 7 cùng tăng 5.1% nhờ Mỹ giảm số giàn khoan (giảm 34 giàn trong tuần về mức thấp kỷ lục 374 giàn) và động thái nới lỏng phong tỏa tại một số quốc gia. Tính chung, giá WTI đã tăng 25.1% và Brent tăng 17.1% trong tuần qua.
II. ĐIỂM CHÚ Ý VĨ MÔ TRONG NƯỚC
– Tại Việt Nam, việc kiểm soát dịch bệnh cơ bản được khống chế, tính tới ngày 30/4 đã có 270 ca nhiễm, 219 ca khỏi, chưa có ca tử vong. Các biện pháp cách ly xã hội dần được nới lỏng sau nhiều ngày không ghi nhận các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Về mặt kinh tế, chỉ số CPI tháng 4 ghi nhận giảm 1,54% so với tháng 3, nhóm giao thông vận tải giảm mạnh do việc điều chỉnh giá xăng dầu và các biện pháp cách ly của Chính phủ. Tuy nhiên, so sánh cùng kỳ 2019, chỉ số CPI tháng 4 vẫn tăng 2,9%, là mức rất cao so với mục tiêu 4% cho cả năm 2020. Tỷ giá USD/VND có xu hướng ổn định hơn so với tháng 3, do các tác động các gói kích cầu của Mỹ và kỳ vọng Mỹ đã qua đỉnh dịch. Nhu cầu ngoại tệ trong nước ổn định, NHNN chưa phải sử dụng dự trữ để bình ổn, chênh lệch lãi suất VND và USD kỳ hạn ngắn ở mức 2%. Lãi suất huy động tại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục giảm phổ biến ở mức 4-4,75% cho các kỳ hạn dưới 6 tháng. Hệ thống TCTD tiếp tục triển khai mạnh mẽ TT01/NHNN và cam kết sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay mới từ 1-2% (tương đương khoảng 40 nghìn tỷ đồng toàn hệ thống).
Thị trường chứng khoán:
- Xu hướng trung hạn: TĂNG
- Xu hướng ngắn hạn: CHUYỂN TRẠNG THÁI TĂNG
Đánh giá:
- Vnindex tăng mạnh, khối lượng vượt trung bình 20 phiên xác nhận tín hiệu tăng tích cực từ đồ thị. Mô hình tam giác tăng tiếp diễn được hình thành.
- Nhìn trên biểu đồ cho thấy số lượng cổ phiếu tăng áp đảo nhưng không phải lan toản trên toàn thị trường mà tập trung vào 1 vài ngành nổi bật như NGÂN HÀNG, CHỨNG KHOÁN, BĐS.
- Chiến lược: Lướt nhanh cổ phiếu có câu chuyện hoặc dòng tiền vào tốt.
Đồ thị Vnindex
– Như cuối tuần đã chia sẻ, thuần về đồ thị kỹ thuật mô hình tam giác đã hình thành, mục tiêu trung hạn 920, ngắn hạn 860. Ở góc nhìn khác, Thanh khoản lên 7k tỷ, trong đó VN30 lên đến 4,2k tỷ thì đây là cuộc chiến 1 sống 1 còn của Khách hàng lớn, Tự doanh, Tổ chức, Các quỹ hay Market Makers… quyết tâm đánh thị trường lên 1 vùng cao mới. Tuy nhiên, nếu không thành sẽ là cú giảm không ngờ tới. Đồ thị kỹ thuật gọi là False breakout. (Xác suất thấp)
III. DANH MỤC ĐẦU TƯ
Cổ phiếu dòng tiền vào tốt nhưng chưa tăng nhiều, đã tạo nền biến động nhỏ hơn 5% trong vòng 10 phiên vừa qua và có tín hiệu bứt lên có thể mua gom: SSI, SBT, CVT, QNS, NVL, VCB.
Cổ phiếu vượt đỉnh 10 phiên gần nhất, dòng tiền vào tốt, đợi test vào vòng 2: VHM, GAS, MSN, PTB, TCB, MPC, HDB, BID.