HCM: KQKD 9T2019 – Hoạt động thu hẹp trên tất cả các mảng kinh doanh

0
418

HCM ghi nhận kết quả kinh doanh Q3/2019 với tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 389 tỷ đồng (-7,1% YoY) và 141 tỷ đồng (-14,5% YoY). Do có sự tương quan chặt chẽ với diễn biến của thị trường chứng khoán, kết quả kinh doanh của HCM được cải thiện qua các quý trong năm 2019 sau khi chạm đáy vào Q4/2018.

Mặc dù đã có sự phục hồi trong suốt 9T2019, nhưng KQKD trong kỳ không thể so sánh được với Q1/2018 khi thị trường Việt Nam đạt đỉnh 10 năm. Do đó, kết quả kinh doanh trong suốt 9T2019 thấp hơn nhiều so với năm 2018. Trong 9T2019, tổng doanh thu đạt 1,15 nghìn tỷ đồng (-40,9% YoY) và lợi nhuận trước thuế giảm xuống còn 379,2 tỷ đồng (-50% YoY), chỉ hoàn thành 45% so với mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm là 851,4 tỷ đồng.

Chúng tôi nhận thấy rằng lợi nhuận ròng của tất cả các mảng kinh doanh đều giảm so với cùng kỳ năm trước, với mức giảm mạnh nhất từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán (-67% YoY), dịch vụ tư vấn ngân hàng đầu tư (-69% YoY), giao dịch ký quỹ (-28% YoY) và cho vay margin (-5% YoY).

Các mảng kinh doanh liên quan đến môi giới chứng khoán đều giảm mạnh mặc dù thị phần môi giới chỉ giảm nhẹ

Tương tự như các công ty cùng ngành khác, HCM bị ảnh hưởng do thanh khoản thị trường thu hẹp lại. Trong 9T2019, thanh khoản của cả thị trường giảm 34% YoY, từ 1.320 nghìn tỷ đồng trong 9T2018 xuống còn 878 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, thị phần môi giới của HCM trên sàn HSX giảm nhẹ, từ 11,2% trong năm 2018 xuống 10,6% trong Q3/2019. Tuy nhiên, đây là mức giảm nhỏ nhất trong số 3 công ty môi giới chứng khoán hàng đầu của Việt Nam.

Như đã đề cập trong các báo cáo trước đây về các công ty chứng khoán, sau khi Thông tư 128/2018 được Bộ tài chính ban hành về việc loại bỏ mức sàn cho phí môi giới chứng khoán, nhiều công ty chứng khoán đã đua nhau cắt giảm chi phí, một số công ty chứng khoán thậm chí còn loại bỏ hoàn toàn phí môi chứng chứng khoán. Nhiều công ty chứng khoán đã áp dụng chính sách chia sẻ lợi nhuận hoa hồng cho các nhân viên môi giới chứng khoán, chính sách này làm giảm tỷ suất lợi nhuận ròng thu nhập từ phí môi giới chứng khoán.

Đối với HCM, mặc dù thị phần không giảm nhanh như các công ty cùng ngành, nhưng doanh thu từ phí môi giới chứng khoán vẫn giảm mạnh 42,8% YoY chỉ đạt 355 tỷ đồng do cạnh tranh gay gắt. Cụ thể, doanh thu từ phí ở thị trường chứng khoán cơ sở giảm 41% YoY, và doanh thu từ phí ở thị trường chứng khoán phái sinh giảm 60% YoY.

Hơn nữa, tỷ suất lợi nhuận ròng thu nhập từ phí môi giới chứng khoán cũng giảm 43% YoY, từ 58,4% trong tháng 9/2018 xuống còn 33,5% trong tháng 9/2019. HCM không có lựa chọn nào khác ngoài đi theo xu hướng của thị trường, và tăng mức phí hoa hồng cho các nhân viên môi giới chứng khoán để duy trì thị phần môi giới của công ty.

Liên quan đến mảng cho vay margin, thu nhập lãi từ mảng này giảm 5,4% YoY xuống còn 257 tỷ đồng (với giả định chi phí dự phòng cho tài sản tài chính và các khoản phải thu chủ yếu liên quan đến các hoạt động cho vay). Điều này chủ yếu do dư nợ bình quân của các khoản vay margin giảm 2,2% YoY, và lợi suất bình quân giảm 111 bps YoY xuống khoảng 11,8%/năm.

Doanh thu từ dịch vụ ngân hàng đầu tư đạt khoảng 52 tỷ đồng (-57% YoY). Do đó, lợi nhuận ròng từ mảng này đạt 32,6 tỷ đồng (-69,4% YoY), do không có nhiều hợp đồng tư vấn tài chính doanh nghiệp lớn trong 9T2019, trong khi đó công ty đã thực hiện các hợp đồng tư vấn có giá trị lớn (như với HDB và YEG) mang lại doanh thu cao kỷ lục là 120 tỷ đồng (+241% YoY) trong 9T2018.

Thu hẹp danh mục tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) để cho vay

Điểm lại chính sách kế toán, doanh thu và chi phí từ các hoạt động ký quỹ bao gồm doanh thu và chi phí từ giao dịch, tiền lãi hoặc cổ tức được nhận từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL), các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn (HTM), và tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS). Các khoản lãi và lỗ đánh giá của các tài sản FVTPL cũng được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. HCM không có các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn (HTM) và các tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS).

Thu nhập ròng từ các hoạt động tự doanh giảm 27,8% YoY đạt 97,9 tỷ đồng, tất cả là từ các tài sản tài chính FVTPL, số dư của tài sản FVTPL cũng giảm 12,4% YTD tính đến cuối tháng 9/2019.

Phần lớn lợi nhuận này (51%) được thực hiện trong Q3/2019, khi công ty thanh lý 63% danh mục tài sản FVTPL của cuối Q2/2019. Danh mục này bao gồm hầu hết các blue-chips từ rổ chỉ số VN30 với nhiều mã cổ phiếu trong số đó tăng mạnh trong Q3/2019 như FPT, MWG, PNJ, VCB, MBB, VJC, NVL và VHM…

Chúng tôi nhận thấy rằng HCM tăng dư nợ cho vay trên tổng tài sản từ 62% trong năm 2018 lên 71% trong Q3/2019. Trong khi đó, tài sản tài chính FVTPL chiếm 11,3%, giảm hơn so với mức16,2% trong năm 2018. Với quy mô tài sản FVTPL bị thu hẹp và chênh lệch giảm đánh giá lại các tài sản tài chính FVTPL trong Q3/2019, chúng tôi không kỳ vọng dòng lợi nhuận này sẽ tăng lên trong ngắn hạn.

Tỷ suất lợi nhuận giảm

Tính đến tháng 9/2019, tổng tài sản tăng 26,1% YTD, do vốn chủ sở hữu tăng 41,5% YTD khi HCM thu được số tiền 1,21 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn mới huy động trong Q2/2019.

Do đó, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm còn 53% so với mức 72% trong năm 2018. Chi phí từ các khoản đi vay và phát hành trái phiếu giảm 21% YoY trong 9T2019.

Tuy nhiên, lợi nhuận gộp giảm 42,2% YoY và vốn chủ sở hữu bình quân tăng 24,4% YoY khiến ROAE trong 9T2019 giảm mạnh từ 27,5% trong 9T2018 xuống chỉ còn 11%.

Định giá

Với mức giá hiện tại là 22.900 đồng/CP, cổ phiếu HCM đang giao dịch ở mức P/E lũy kế 12 tháng là 13,1 lần và hệ số P/B hiện tại là 1,6 lần.

Đồ thị kỹ thuật

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here