PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆPTRUNG TÂM PHÂN TÍCH
MSN: Kế hoạch tăng trưởng 40 – 60% lợi nhuận
Nội dung
I. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Kết quả kinh doanh Quý I/2019 MSN với doanh thu thuần đạt 8.160,1 tỷ đồng, giảm 1,4% so với cùng kỳ và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 865,4 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ.
Kế hoạch 2019 đạt doanh thu đạt mức từ 45.000 – 50.000 tỷ đồng (20-30%). Lợi nhuận sau thuế đạt 5.000 – 5.500 tỷ đồng, tăng 40-60% so với năm 2018 (trong điều kiện đã loại bỏ thu nhập bất thường 1.438 tỷ đồng từ đánh giá lại khoản đầu tư vào TCB – lợi nhuận thực tế của năm 2018 là 4.916 tỷ đồng). Phát hành ESOP. Tỷ lệ 0.5% tổng số cổ phiếu lưu hành. Giá phát hành: 10.000 đồng/CP. Thời gian phát hành: Trong năm 2019 và 4 tháng 2020.
Hiện MSN có 3 mảng kinh doanh chính:
1. Masan Consumer (MCH) – Mảng tiêu dùng:
- Năm 2018, Doanh thu thuần đạt 17,345 tỷ đồng (+28%), LNG 2018 đạt 7,618 tỷ đồng (+26.3% yoy). Trong đó, hầu hết các ngành hàng đều tăng trưởng 2 con số, các ngành hàng tăng trưởng mạnh nhất là đồ uống đạt 2,789 (+36%), tiếp đến là gia vị đạt 6,958 tỷ đồng (+35%) và thực phẩm tiện lợi đạt 4,636 tỷ đồng (+29%). Ngành hàng gia vị tiếp tục giữ thị phần dẫn đầu nhờ chiến lược cao cấp hóa sản phẩm cốt lõi.
- Kế hoạch doanh thu của MCH 2019 đạt từ 20,000 – 21,200 tỷ đồng (+20% – 25%yoy),
- Trước thị trường bán lẻ tiêu dùng Việt Nam còn nhiều hấp dẫn nhờ dân số đông với hơn 80% thuộc độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người tăng với tốc độ bình quân là 7.1% mỗi năm cho thấy nhu cầu chi tiêu người dân sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, đặc biệt là chi tiêu cho thực phẩm vì chi tiêu này chiếm phần lớn trong chi tiêu hộ gia đình (chiếm 34%). Mảng này còn dư địa tăng trưởng rất cao.
Đặt mục tiêu vào năm 2022: Số 1 trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, 50% doanh thu và tăng trưởng đến từ các sản phẩm mới, Doanh thu thuần đạt 2 tỷ USD và lợi nhuận sau thuế đạt 400 triệu USD.
2. Masan Nutri – Sciene (MNS) – Chuỗi giá trị thịt:
- DT 2018 mảng thức ăn chăn nuôi đạt 13,977 tỷ (-25% yoy), kết quả kinh doanh MNS trái với kỳ vọng do sự suy giảm chung của thị trường.
- Trong Q1/2019, giá thịt heo ở miền Bắc phục hồi lên mức 45,000/kg và ở miền Nam đã tăng trở lại 50,000/kg, trước đó giá ở vùng 18.000/kg. Qua đó, MNS dự báo sản lượng thức ăn chăn nuôi có thể tăng trở lại +10% yoy trong 2019 và dự báo tăng trưởng doanh thu có thể đạt 15.4 – 16 ngàn tỷ (+10%-14.5% yoy) nhờ vào việc kỳ vọng sự phục hồi của giá heo và xu hướng tiêu dùng của người dân chuyển sang sản phẩm thịt sạch, có nguồn gốc. Masan hiện đang nắm 12% thị phần thức ăn chăn nuôi, chỉ đứng sau CP (Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi CP Việt Nam).
Mục tiêu năm 2022: Chiếm 10% thị phần thị trường thịt heo toàn quốc có giá trị 10,2 tỷ USD. Doanh thu đạt tương đương 2 tỷ USD với đóng góp 50% từ các sản phẩm thịt có thương hiệu và đạt lợi nhuận tương đương 200 – 250 triệu USD.
3. Masan Resources (MSR) – Mảng khoáng sản:
- DTT 2018 đạt 6,865 tỷ đồng (+27% yoy), nhờ giá bán các sản phẩm chính đều cao hơn cùng kỳ 2017. Sản lượng giảm nhẹ nhưng giá bán trung bình +28.7% yoy trong 2018. Lợi nhuận thuần phân bổ cho công ty mẹ 2018 đạt 664 tỷ đồng (+222% yoy).
- MSR phát hành thành công trái phiếu 1,500 tỷ để tái cơ cấu một phần các khoản nợ hiện hưu để tối ưu hóa dòng tiền trong ngắn hạn. Chiến lược dài hạn: MSR sẽ trở thành nhà sản xuất hoát chất công nghiệp vonfram lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc. Ngắn hạn, Cơ hội MSR gia tăng thị phần khi Trung Quốc cắt giảm sản lượng khai thác.
- MSR đạt kế hoạch tăng trưởng doanh thu 2019 đạt từ 7,700 – 8,500 tỷ đồng (+12.2% – 23.8% yoy) và lợi nhuận thuần phân bổ cho công ty mẹ đạt 700 – 1,000 tỷ đồng (+5.5% – 50.7% yoy).
Lộ trình vào năm 2022: Tăng thị phần APT từ 36% lên hơn 50% bằng việc tăng công suất chế biến của nhà máy hóa chất vonfram lên 12.000 tấn vào năm 2021.
Vấn đề ớt Chin-Su, Masan cho rằng nhiều khả năng đây là sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam, trên đó có ghi rõ “Dành riêng cho thị trường Việt Nam”. Tại Việt Nam, phụ gia có trong tương ớt này được sử dụng. Và doanh nghiệp chưa từng xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp tương ớt Chin-Su cho Công ty 2 công ty phân phối. (Javis Co., Ltd hoặc Công ty ISC Industrial Co., Ltd.). Khi xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Nhật Bản, Masan nói họ phải tuân thủ quy định ghi nhãn của Nhật Bản.
II. ĐỒ THỊ KỸ THUẬT
Về đồ thị kỹ thuật, MSN tích lũy vùng 78 và có nhịp tăng nhẹ lên 90. Hiện MSN đang tích lũy khá vững vùng 86 nhờ các đường MA đỡ giá. Trước biến động thị trường, nhiều cổ phiếu đã có nhịp giảm, MSN được coi là cổ phiếu phòng thủ tốt có thể mua tích lũy. Giá mục tiêu MSN vùng đỉnh cũ 110.000 VNĐ (Upside 26.4%).