NGÀNH CAO SU: TRIỂN VỌNG NGẮN VÀ DÀI HẠN

0
334

Ngắn hạn nguy cơ gián đoạn
nguồn cung cao su làm tác động đến giá?
Công ty sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất Trung Quốc,
Yunnan Natural Rubber Industry Group, ngày 23/5 cho biết đã phải ngừng cạo mủ
cao su tại một số đồn điền, chủ yếu tại vùng trồng chính là Vân Nam, từ cuối
tuần trước do thời tiết khô hạn và nhiệt độ tăng mạnh. Một nhà sản xuất cao su
thiên nhiên lớn khác, Jiangcheng Rubber, cũng ngừng cạo mủ từ tuần trước vì lý
do này.
Thậm chí, thị trường xuất hiện tin đồn
rằng tất cả đồn điền tại Vân Nam khu vực trồng cao su chính tại Trung Quốc đều
đã dừng cạo mủ.
Kết quả, giá cao su giao tương lai tại
Thượng Hải tăng 5% kể từ ngày 15/5 do lo ngại nguồn cung từ Vân Nam bị hạn chế.
Chốt phiên 24/5, giá cao su giao tháng 9 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 50
nhân dân tệ lên 11.850 nhân dân tệ/tấn.
Ông Martin Hampson, Phó chủ tịch của
mảng cao su tại Tập đoàn Olam, cho biết nguồn cung sẽ bị thắt chặt vì các quốc
gia sản xuất lớn khác như Thái Lan và Việt Nam, cũng đang chịu cảnh khô hạn.
“Giới đầu tư đang rất lạc quan vào giá
cao su tại Thượng Hải trước đồn đoán sản lượng cao su thiên nhiên của Vân Nam
sẽ giảm mạnh vì thời tiết nắng nóng”, ông Jia Zheng, nhà quản lý danh mục đầu
tư tại Shanghai Minghong Investment, cho biết.
Trung Quốc là một trong những quốc gia sản xuất cao su thiên
nhiên lớn thế giới, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 800.000 tấn. Một nửa số
đó đến từ tỉnh Vân Nam. Tuy nhiên, trong một tháng vừa qua, phần lớn khu vực
tại Vân Nam chịu hạn với nhiệt độ tại một số nơi đạt 40 độ C.
Đánh giá triển vọng dài hạn
Sản lượng cao su thiên nhiên thế giới
năm 2019 được Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) nhận định sẽ
tăng 6,6% lên 14,84 triệu tấn, so với mức tăng khoảng 4,3% của năm 2018. Bên
cạnh đó, tiêu thụ cao su thiên nhiên dự báo đạt 14,73 triệu tấn, tăng 3,6% so
với năm 2018. Dù vậy, diễn biến này có thể vẫn chưa đủ mạnh để tạo sự cân đối
cung – cầu có lợi cho giá hoặc giá có phục hồi thì sản lượng sản xuất sẽ được
đẩy cao hơn so với dự kiến. Điều này sẽ tiếp tục được cho là kéo dài ít nhất
cho 2 đến 3 năm tới. Trong đó:
·        
Sản lượng của Thái Lan – nước sản xuất nhiều nhất thế
giới sẽ tăng khoảng 6,6% lên 5,135 triệu tấn trong năm 2019, sau khi tăng
khoảng 8,8% năm 2018. Khoảng 35% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới đến từ
Thái Lan.
·        
Tiêu thụ tại Trung Quốc – nơi chiếm 40% tiêu thụ cao su
tự nhiên toàn cầu dự báo sẽ chỉ tăng 3,2% trong năm 2019, đạt 5,85 triệu tấn,
sau khi tăng 5,3% ở năm 2018 và 7,5% năm 2017. Tại Ấn Độ, tiêu thụ cũng sẽ chỉ
tăng 4% trong năm 2019.
Thị trường cao su thiên nhiên cũng bị
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Giống như tất cả các hàng hóa trên thị trường
châu Á, cao su thiên nhiên có xu hướng đi ngược với đồng USD. Khi USD mạnh lên
thì giá cao su thiên nhiên thường giảm.
Trong khi đó, Cục
Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến sẽ tăng tỷ lệ lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm
2019, như vậy USD chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trong năm nay. Điều này một phần
làm hạn chế đà tăng của giá cao su.
Ngoài ra, triển vọng kinh tế toàn cầu và
những biến động dự kiến trên thị trường dầu thô cũng sẽ cản trở giá cao su
thiên nhiên hồi phục. Cuối năm 2018 trong báo cáo mang tên Triển vọng Năng
lượng của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã dự báo giá dầu Brent trung bình
năm 2019 sẽ ở mức 61 USD/thùng, tức là thấp hơn mức trung bình 71,40 USD của
năm 2018. Thị trường cao su thiên nhiên thường bám sát xu hướng của thị trường
dầu thô.
Xuất nhập khẩu cao su Việt Nam 4 tháng đầu năm 2019 ?
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), với
khối lượng xuất khẩu cao su 4 tháng đầu năm 2019 đạt 417 nghìn tấn và 559 triệu
USD, xuất khẩu cao su đã tăng 25,1% về khối lượng và tăng 14,1% về giá trị so
với cùng kỳ năm 2018.
Mặc dù, khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su của Việt Nam
trong những tháng đầu năm 2019 cùng tăng nhưng do giá cao su xuất khẩu bình
quân giảm nên mức tăng về giá trị thấp hơn về khối lượng. Trong đó: Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 219,03 nghìn tấn, trị giá 286,97 triệu USD, tăng 47,6% về lượng và tăng 32,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trung quốc là một trong những thị trường đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam.


Ở chiều ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng
4.2019 ước đạt 58 nghìn tấn với giá trị đạt 103 triệu USD, đưa tổng khối lượng
và giá trị cao su nhập khẩu 4 tháng đầu năm đạt 261 nghìn tấn với giá trị 374
triệu USD, tăng 11,4% về khối lượng và tăng 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm
2018.

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here