TCM – Phân tích và đánh giá năm 2022

13
348

Quý 2/2022, CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) báo lãi ròng đạt 54.4 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ, dù doanh thu tăng 7%, lên gần 1.050 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán cũng tăng 7%, lên hơn 875 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt hơn 173 tỷ đồng, vượt cùng kỳ 6%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, TCM vẫn ghi nhận tăng trưởng so cùng kỳ với doanh thu đạt 2.17 ngàn tỷ đồng, tăng 13%, lãi sau thuế đạt gần 129 tỷ đồng, tăng 6%. So với kế hoạch đặt ra tại ĐHĐCĐ 2022, TCM đã thực hiện được 52% kế hoạch doanh thu 4.18 ngàn tỷ đồng và hơn 50% mục tiêu lợi nhuận sau thuế 253.8 tỷ đồng.

Thời điểm cuối tháng 06/2022, tổng tài sản của TCM đạt 3,784 tỷ đồng, cao hơn đầu năm 5%. Tài sản ngắn hạn gấp gần 2 lần đầu năm, đạt hơn 81 tỷ đồng, chủ yếu do tăng trưởng ở khoản mục thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Vốn chủ sở hữu tăng thêm hơn 118 tỷ đồng, đạt hơn 1.8 ngàn tỷ đồng, do đợt phát hành cổ phiếu trả cổ tức 2021 với tỷ lệ thực hiên 15%. Nợ dài hạn tăng 28%, đạt gần 181 tỷ đồng, chủ yếu từ khoản vay nợ và nợ thuê tài chính dài hạn.

TCM xuất khẩu hàng dệt may đến nhiều quốc gia lớn trên toàn thế giới. Theo đó, xuất khẩu sang Châu Á trong tháng 8 chiến tỷ trọng lớn nhất với 56.5%, trong đó thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm lần lượt 21.59% và 20.2%. Châu Mỹ theo sau với 41%, riêng thị trường Hoa Kỳ đã chiếm đến 39.57%. Xuất khẩu sang Châu Âu chỉ chiếm 2.2% tỷ trọng, trong đó thị trường Anh chiếm phần lớn với 2.06%. Cho đến giữa tháng 9, TCM đã nhận khoảng 80% đơn hàng cho 4Q22 và đang bắt đầu nhận một số đơn hàng cho 1Q23.

Đồ thị kỹ thuật

TCM đang đi trong kênh giảm trung và dài hạn, lướt nhanh có thể mua ở kênh dưới và bán ở kênh trên. Tuy nhiên, cần quản trị rủi ro chặt chẽ khi mất hỗ trợ bởi kênh dưới.

Xem thêm:

13 COMMENTS

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here