VRE: Lợi nhuận từ các TTTM sẽ đóng góp sớm hơn so với dự báo
I. Báo cáo KQKD năm 2019
– Giải trình:
+ Mảng cho thuê (chiếm 76% doanh thu năm 2019) nhờ hoạt động ổn định của 20 TTTM mở mới năm 2018.
+ Mảng bán BĐS (chiếm 22% doanh thu năm 2019) báo giảm 40,9% YoY trong năm 2019 nhưng biên lợi nhuận gộp tăng 36,3% so với mức 23,5% do thay đổi bàn giao sang các căn hộ shophouse có biên lợi nhuận cao hơn nhà cao tầng.
+ Sáp nhập Vincommerce và Masan Consumer Holdings cũng không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của công ty mẹ mà chỉ ghi nhận giảm doanh thu của các công ty con.
II. Triển vọng doanh nghiệp
– Triển vọng phát triển của ngành:
+ Việt Nam được đánh giá là một thị trường bán lẻ năng động nhất trong khu vực và thế giới.
+ Chính thức mở cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài khi gia tăng WTO vào năm 2007.
+ Việt Nam sở hữu cơ cấu dân số vàng và có tốc độ tăng trưởng dân số khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, cùng với đó là tốc độ đô thị hóa nhanh.
Doanh thu bán lẻ tại các cửa hàng VN (tỷ USD) theo giá năm 2005
– Các dự án tiềm năng sắp tới:
+ 2 TTTM lớn tại Vinhomes Ocean Park và Vinhomes Smart City (tại Hà Nội) dự kiến sẽ được khai trương vào Q2/2020 thay vì Q4/2020, còn TTTM Vincom Mega Mall tại dự án Vinhomes Grand Park (TP HCM) có thể sẽ được khai trương vào Q4/2020.
+ TTTM Vincom Mega Mall Smart City cũng gần như đã hoàn thành với phần thiết kế mặt ngoài gần như đã thực hiện xong. 4 trong số 5 tầng của TTTM Vincom Mega Mall Ocean Park đã được hoàn thiện.
+ Tất cả diễn ra nhanh hơn kỳ vọng. Do vậy, lợi nhuận từ các TTTM này có lẽ sẽ đóng góp sớm hơn so với dự báo trước đây.
III. Rủi ro
– Phụ thuộc vào tập đoàn Vingroup:
+ Toàn bộ đất đai cho thuê đều thuộc sở hữu của tập đoàn Vingroup với giá cả cho thuê chưa xác định.
+ 30-40% đất thuê của VRE đều đến từ các công ty liên quan như Vinmart, Vinschool,…nên bị phụ thuộc vào lợi nhuận của các DN này.
– Sự xâm nhập của E-commerce.
Thay đổi trong hành vi người tiêu dùng: Thương mại điện tử có thể là một sự đe dọa trong trung-dài hạn. Theo Mckinsey, Việt Nam có một trong những thị trường thương mại điện tử kém phát triển nhất trong khu vực (chiếm khoảng 3% tổng doanh số bán lẻ tính đến năm 2018) và sẽ có sự gia tăng đáng kể trong năm năm tới. Tuy nhiên đây không được coi là mối đe dọa lớn đối với VRE trong ngắn hạn vì vẫn còn những thách thức mà các nhà bán lẻ thương mại điện tử cần phải vượt qua, bao gồm:
1) Sự thiếu tin tưởng của người tiêu dùng, đặc biệt là trong trường hợp mua các mặt hàng đắt tiền.
2) Sự an toàn và chính xác của các phương thức thanh toán trực tuyến.
3) Cơ sở hạ tầng hậu cần phục vụ cho các dịch vụ nhận tiền mặt khi giao hàng và giao hàng tận tay.
IV. Đồ thị kỹ thuật
Đồ thị kĩ thuật của VRE đang chạm vào vùng hỗ trợ mạnh. Các phiên gần đây giá có nỗ lực tăng nhưng do thanh khoản thấp và áp lực bán chung toàn thị trường nên đều bị kéo xuống vào cuối phiên. Các chỉ số đều cho tín hiệu xấu, RSI cắt xuống vùng giá 50 và xuất hiện khá nhiều cản đồng thời nằm dưới MA 200
Khuyến nghị:
- Theo dõi VRE trong một vài phiên tới khi thị trường chung đã ổn định hơn.
- Còn hàng có thể canh giữ để chốt lời, chỉ mua mới khi khối lượng giao dịch được cải thiện lên trên trung bình 20 phiên.
- Target ngắn hạn: 33. Stoploss khi mất vùng 28.
Nguồn Hà Nguyễn, Chứng+