KIẾN THỨC ĐẦU TƯPHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Hệ thống các CHỈ BÁO trong PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Nội dung
Có rất rất nhiều chỉ báo kỹ thuật có thể giúp bạn nhận diện các cơ hội giao dịch tiềm năng, tuy nhiên, để áp dụng vào giao dịch hiệu quả, bạn phải hiểu rất rõ bản chất, điểm mạnh và điểm yếu của từng chỉ báo bạn sẽ xử dụng. Từ đó, bạn sẽ có thể xác định công cụ nào phù hợp nhất với bản thân.
Như mọi người đã biết, bản chất của phân tích kỹ thuât là giúp chúng ta trả lời 3 câu hỏi:
- Xu hướng hiện tại là gì? Xu hướng đang mạnh hay yếu? Khi nào xu hướng kết thúc và chuyển sang xu hướng khác?
Nhiều bạn dùng rất nhiều chỉ báo nhưng không hiệu quả vì không hiểu bản chất, mỗi chỉ báo có nhiệm vụ trả lời 1 trong những câu hỏi trên, vì vậy chỉ cần dùng 3 đến 5 chỉ báo hỗ trợ lẫn nhau là đủ. Bài viết dưới đây sẽ phân loại và giới thiệu các chỉ báo phổ biến thường được các nhà giao dịch sử dụng trong phân tích kỹ thuật:
I. Chỉ báo về dao động (Volatility Indicators)
Là chỉ báo đưa ra tín hiệu trước khi xu hướng mới được hình thành. Chỉ báo này đưa ra tín hiệu nhanh, liên tục, thường chỉ áp dụng cho xu hướng ngắn hạn. Công dụng chính của chỉ báo này là cảnh báo xác suất kết thúc một xu hướng và sức mạnh xu hướng trong ngắn hạn. Chính vì chỉ báo này đưa ra tín hiệu nhanh và liên tục nên cần phải kết hợp với các chỉ báo khác như chỉ báo dài hạn (xem bên dưới) hay mô hình phân tích kỹ thuật (xem tại đây). Dưới đây là các chỉ báo về dao động thường được sử dụng có hiệu quả cao:
- Simple Moving Averages (SMA)
- Stochastic (STO)
- Relative Strengh Index (RSI)
- Money Flow Index (MFI)
- Detrended Price Oscillator
II. Chỉ báo về động lượng (Momentum Indicators)
Là chỉ báo đưa ra tín hiệu sau khi xu hướng mới đã bắt đầu. Chỉ báo này đưa ra tín hiệu chậm hơn, không liên tục, thường áp dụng cho xu hướng dài hạn. Công dụng chính của chỉ báo này là xác nhận xu hướng tiếp diễn. Chính vì chỉ báo này đưa ra tín hiệu chậm hơn nên xu hướng được xác nhận có độ trễ và độ chính xác khá cao. Tuy nhiên, cũng tương tự như bộ chỉ báo dao động, bộ chỉ báo động lượng sẽ không có hiệu quả tối đa nếu không kết hợp đầy đủ với chỉ báo động lượng và mô hình phân tích kỹ thuật. Dưới đây là các chỉ báo về động lượng thường được sử dụng có hiệu quả cao:
- Moving Average Convergence and Divergence (MACD)
- Simple Moving Averages (SMA)
- Parabolic SAR
- Directional Movement (ADX)
- Commodity Selection Index (CSI)
- Performance
- Price Oscillator (DPO)
- TEMA
III. Chỉ báo theo chu kỳ (Cycle Indicators)
Là chỉ báo xác định thời điểm có thể đảo chiều xu hướng. Một số bạn quên mất rằng, ngoài cột giá đồ thị còn cột thời gian, việc xác định thời điểm đảo chiều xu hướng cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, để xác định thời điểm đảo chiều xu hướng không phải là dễ và độ chính xác chưa hẳn đã cao vi vậy vẫn cần kết hợp với các chỉ báo khác để tạo thành một hệ thống phân tích hoàn chỉnh.
- Cycle Lines
- Fibonacci time extension, time zores.
IV. Chỉ báo cường độ thị trường (Market Strength Indicators)
Là chỉ báo xác định sức mạnh của xu thế, giúp ban xác định xu hướng đó mạnh hay yếu, bền hay không không. Ngoài ra, một số chỉ báo cũng đưa ra tín hiệu đảo chiều xu hướng.
- Volume
- Volume Oscillator (Chỉ báo dao động khối lượng)
- Money Flow Index
- Moving Average
V. Chỉ báo mức hỗ trợ và kháng cự (Support and Resistance Indicators)
Hỗ trợ và kháng cự là gì? Trong một xu hướng tăng, khi đến một vùng giá nào đó bên bán chủ động bán ra làm giá khó có thể vượt qua ngay được, vùng này được gọi là vùng kháng cự. Tương tự, trong một xu hướng giảm, khi đến một vùng giá nào đó bên mua chủ động mua vào làm giá khó có thể giảm qua ngay hơn, vùng này được gọi là vùng hỗ trợ. Xem chi tiết cách dùng Tại đây.
- Andrew’s Pitchfork
- Fibonacci Retracements, Extention, Arcs, Fans,
- Gann Lines.
- Ichimoku Kinko Hyo
- Bollinger Bands
- Trendlines
* ĐỌC THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN