KIẾN THỨC ĐẦU TƯPHÂN TÍCH CƠ BẢN

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH PHẦN II: CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG

Nội dung
    B. CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG
    I. CHỈ SỐ LỢI NHUẬN BÁN HÀNG
    1. Biên lợi nhuận thuần (Profit Margin)
    • Công thức tính:
    – Biên lợi nhuận thuần = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần.
    – Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí quản lý, bán hàng, v.v – Thuế TNDN phải nộp.
    • Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Dĩ nhiên là chỉ số này khác nhau giữa các ngành.
    2. Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross profitability)
    • Công thức tính:
    – Tỷ suất lợi nhuận gộp = (Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán) / Doanh thu thuần.
    • Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Hệ số biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó đang kiểm soát được đầu vào và đầu ra tốt hơn.
    II. CHỈ SỐ LỢI NHUẬN ĐẦU TƯ
    1. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS – Earning Per Share)
    • EPS = (LNST – Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi) / (KLCP lưu hành bình quân trong kỳ).
    • EPS thường được xem là chỉ số quan trọng nhất trong việc xác định giá của cổ phiếu. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng tạo lợi nhuận trên mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. Nếu 2 công ty có cùng EPS, nhưng một công ty sử dụng vốn ít hơn, tức là công ty đó đang sử dụng vốn hiệu quả hơn để tạo ra lợi nhuận, nếu những yếu tố khác là tương đồng thì rõ ràng đây là công ty tốt hơn.
    2. Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E – Price to Earning Ratio)
    • P/E = Giá cổ phiếu / EPS.
    • P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập cùa mỗi cổ phiếu. Trong đó, giá thị trường của là giá cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu là EPS. P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai.
    • Tính toán tỷ số P/E thường trên cơ sở số liệu của công ty trong vòng một năm. Tuy nhiên, do lợi nhuận của công ty chịu tác động của nhiều yếu tố, nên có thể lên cao, xuống thấp bất thường, nên hệ số P/E cũng có thể thay đổi bất thường giữa các năm. Vì vậy, các nhà đầu tư thường không chỉ dựa vào duy nhất P/E trong một năm khi ra quyết định đầu tư mà còn xem xét cả P/E trong nhiều năm trước, hay so sánh P/E của công ty này với công ty khác trong cùng ngành hay trong cùng nền kinh tế.
    • Đọc thêm bài “Hiểu thế nào cho đúng Chỉ số P/E của Thị trường, Doanh nghiệp”
    3. Giá trị sổ sách trên 1 cổ phiếu (BVPS – Book Value per Share)
    • BVPS = (Tổng tài sản – Tài sản vô hình – Nợ ) / Số lượng cổ phiếu phát hành.
    • Giá trị sổ sách cho biết giá trị tài sản công ty còn lại thực sự là bao nhiêu nếu ngay lập tức công ty rút lui khỏi kinh doanh. Vì giá trị ghi sổ là một thước đo rất chính xác giá trị của công ty, yếu      tố không biến đổi quá nhanh, tương đối ổn định, nên nó là số liệu thích hợp để phân tích cho các nhà đầu tư, tức là mua cổ phiếu đúng giá trị để hưởng cổ tức hàng năm hơn là cho các nhà đầu cơ, người mua cổ phiếu rồi bán đi với giá đỉnh điểm để ăn chênh lệch.
    4. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on Equity)
    • Công thức tính:
    – ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu trung bình.
    – Trong đó: Vốn chủ sở hữu trung bình = (Vốn chủ sở hữu năm trước + Vốn chủ sở hữu hiện hành)/2.
    • ROE thể hiện số tiền doanh nghiệp kiếm được trên 1 đồng vốn bỏ ra. ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng có hiệu quả. Vậy ROE cao bao nhiêu là hợp lý? ROE ít nhất cao hơn lãi suất ngân hàng và tốt hơn là cao hơn so với ROE trung bình ngành.
    5. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA – Return on Assets)
    • Công thức:
    – ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản trung bình.
    – Trong đó: Tổng tài sản trung bình = (Tổng tài sản năm trước + tổng tài sản hiện hành)/2.
    – Tổng tài sản = Tổng nợ và Vốn chủ sở hữu.
    • ROA thể hiện số tiền doanh nghiệp kiếm được trên 1 đồng tổng tài sản. Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính. ROA càng cao và tăng trưởng theo quý hoặc năm thể hiện doanh nghiệp đang kiếm được nhiều tiền hơn trên tổng tài sản bỏ ra của doanh nghiệp.
    6. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROCE)
    • Công thức tính:
    – ROCE = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức ưu đãi)/Vốn cổ phần thường bình quân.
    – Trong đó: Vốn cổ phần thường bình quân = (Vốn cổ phần thường năm trước + vốn cổ phần thường hiện tại)/2.
    • Đo lường khả năng sinh lợi đối với các cổ đông thường không bao gồm cổ đông ưu đãi.
    III. CHỈ SỐ HIỆU QUẢ HOẠT ĐÔNG
    1. Vòng quay tổng tài sản
    • Công thức tính:
    – Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản trung bình.
    • Chỉ số này đo lường khả năng tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu từ một đồng tổng tài sản. Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty đó với hệ số vòng quay tài sản bình quân của ngành.
    2. Vòng quay tài sản cố định
    • Công thức tính:
    – Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tài sản cố định trung bình.
    • Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản, chỉ số này nhằm đánh giá hiệu quả trong việc đầu tư tài sản cố định.

    chungcong.com

    Hiện tôi đang là chuyên viên tư vấn đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Việt Nam. Blog này được tôi lập ra để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và những câu chuyện trong đầu tư chứng khoán. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để có một chiến lược đầu tư tốt nhất, phù hợp nhất!
    Back to top button