CTG: KQKD 9T2019 – Lợi nhuận tốt hơn ước tính mặc dù chi phí dự phòng rủi ro tăng

0
348

Giá tại ngày 29/11/2019: 20.450 Đồng/cp

CTG gần đây công bố kết quả kinh doanh 9T2019, chi tiết như bảng dưới đây:

Bảng: Tóm tắt bảng cân đối kế toán

(tỷ đồng) 9T 2019 2018 % YTD 9T 2018 %YoY
Tổng tài sản 1.202.210 1.164.435 3,2% 1.172.517 2,5%
Nợ vay khách hàng (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) 917.371 888.216 3,3% 922.455 -0,6%
Tiền gửi khách hàng (bao gồm giấy tờ có giá) 920.583 872.032 5,6% 866.866 6,2%
Tỷ lệ nợ xấu (Thông tư 02) 1,56% 1,58% 1,36%
LLC 118,1% 95,0% 130,4%
LDR thuần 99,7% 101,9% 106,4%

Bảng: Tóm tắt báo cáo kết quả kinh doanh

(tỷ đồng) 3Q 2019 3Q 2018 %YoY 9T 2019 9T 2018 %YoY
Thu nhập lãi ròng 8.330 7.507 11,0% 24.507 21.948 11,7%
Thu nhập ngoài lãi 2.046 1.782 14,8% 5.442 4.678 16,3%
Thu nhập hoạt động 10.376 9.289 11,7% 29.948 26.625 12,5%
Chi phí hoạt động (3.753) (3.581) 4,8% (10.610) (10.699) -0,8%
CIR -36,2% -38,5% -35,4% -40,2%
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (3.502) (3.378) 3,7% (10.882) (8.330) 30,6%
Lợi nhuận trước thuế 3.121 2.330 34,0% 8.456 7.596 11,3%
NIM 2,92% 2,70% 2,89% 2,69%

Nguồn: CTG & SSI Research

Lợi nhuận tốt hơn ước tính trong bối cảnh thiếu hụt nguồn vốn: Kết quả kinh doanh trong 9T2019 vượt kỳ vọng của thị trường. Lợi nhuận trước thuế đạt 8.456 tỷ đồng (+11,3% YoY) mặc dù thiếu vốn đã hạn chế mức tăng trưởng tín dụng chỉ tăng 3,3% YTD, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn hệ thống là 9,54% YTD.

Tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng 12,5% YoY, do thu nhập lãi ròng (NII) tăng 11,7% YoY và thu nhập ngoài lãi (Non-NII) tăng 16,3% YoY. Trong khi đó, tổng chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tăng ở mức tương đương, +12,9% YoY.

Lợi suất tăng nhờ cho vay cá nhân và trái phiếu liên ngân hàng

Thu nhập lãi ròng tăng 11,7% nhờ NIM cải thiện tăng 20 bps YoY, và tài sản sinh lãi tăng 3,7% YTD.

Tín dụng chỉ tăng 3,3% YTD, CTG tiếp tục chuyển sang cho vay cá nhân nhiều hơn (tăng khoảng 6,9% YTD), thay vì cho vay doanh nghiệp (tăng khoảng 2,78% YTD) và trái phiếu doanh nghiệp (giảm 21,6% YTD). Tỷ trọng cho vay cá nhân tăng từ 24,8% trong năm 2017 lên 28,5% trong năm 2018, và đạt mức khoảng 29,3% vào tháng 9/2019.

Bên cạnh đó, trong năm 2018 CTG tiếp tục giảm dư nợ cho vay bằng ngoại tệ, do đó gia tăng khoản cho vay bằng đồng VND mà có lãi suất cho vay cao hơn. Dư nợ bình quân bằng đồng VND tăng 18% YoY trong năm 2018, làm tăng lợi suất bình quân trong năm 2019.

Với bối cảnh nguồn vốn bị hạn chế, CTG đã nỗ lực mở rộng thị trường kinh doanh tiền tệ. Mảng kinh doanh này thường mang lại lợi suất thu nhập thấp, nhưng hiệu quả hơn do mảng này đòi hỏi lượng vốn ít hơn để hoạt động. Do các khoản phải thu của ngân hàng thường bị ràng buộc, thế chấp bằng trái phiếu chính phủ. Cụ thể, số dư trái phiếu chính phủ, trái phiếu được ngân hàng phát hành và trái phiếu cho các ngân hàng khác vay tăng lần lượt là 15,2% YTD, 42,1% YTD và 4,5% YTD. Rõ ràng CTG đã chuyển từ cho vay các ngân hàng khác, thay vào đó lại tập trung đầu tư vào trái phiếu do các ngân hàng phát hành. Động thái này tương tự như các ngân hàng thương mại nhà nước (SOCB) khác như VCB và BID. Đồng thời, việc ghi nhận 13,4 tỷ đồng trái phiếu VMAC vào cuối năm ngoái đã tạo thêm dư địa cho việc đầu tư mới vào các công cụ nợ do ngân hàng khác phát hành.

Do đó, lợi suất tài sản sinh lãi tăng lên 39 bps YoY.

Chi phí huy động vốn tăng nhẹ nhờ tái cấu trúc tiền gửi của khách hàng

Trong 9T2019 CTG phát hành thêm 4,55 nghìn tỷ đồng trái phiếu Cấp 2 để tăng cường vốn cơ sở, khiến chi phí bình quân của các công cụ tiền gửi tăng 99 bps YoY.

Tuy nhiên, CTG đã nỗ lực huy động tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước và vay từ ngân hàng trung ương (cụ thể tăng 17,4% YTD), do đó chi phí lãi tiền gửi liên ngân hàng giảm 66 bps YoY.

Đáng chú ý nhất, CTG đã tái cấu trúc tiền gửi của khách hàng theo kỳ hạn. Cụ thể, tiền gửi và công cụ tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng giảm 72% YTD, dẫn đến tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn này so với tổng tiền gửi giảm từ 14,9% trong năm 2018 xuống 3,9% trong 9T2019. Ngược lại, Những khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng tăng 173% YTD, nâng tỷ trọng từ 14,9% trong năm 2018 lên 38,4% trong 9T2019.

Do đó, chi phí huy động vốn bình quân chỉ tăng 1 bps YoY. NIM cải thiện tăng 20 bps YoY lên 2,89%.

Chất lượng tài sản cải thiện

Thu nhập hoạt động tăng trưởng mạnh mẽ và chi phí hoạt động được quản lý tốt cho phép CTG có thêm nhiều cơ hội để xử lý các tài sản xấu. Cụ thể, ngân hàng đã chi 36,3% thu nhập hoạt động tương đương 10,9 nghìn tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, trong đó bao gồm 3,23 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro cho trái phiếu VAMC.

Đến tháng 9/2019, tỷ lệ nợ xấu kết hợp (bao gồm nợ xấu và số dư ròng trái phiếu VAMC) giảm từ 2,84% trong năm 2018 xuống 2,43%. Đồng thời, hệ số LLC kết hợp tăng từ 52,3% lên 75,4%.

Đồ thị kỹ thuật

  – SSI, Chungcong –

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here