Báo cáo Ngành Dệt May: Qua lại đà tăng trưởng mạnh
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam có đủ đơn đặt hàng để sản xuất đến hết Q3/2021
Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đạt 9,7 tỷ USD (+10,7% so với cùng kỳ) trong giai đoạn 4 tháng đầu năm 2021 do sự phục hồi mạnh mẽ tại Mỹ, thị trường xuất khẩu chính. Ngành may mặc Việt Nam phục hồi 19,1% so với cùng kỳ và tận dụng lợi thế của khối thị trường CPTPP mới (có hiệu lực từ tháng 1/2019) – tăng 21,2% so với cùng kỳ. Những con số đáng khích lệ phản ánh sự cải thiện đáng kể trong tháng 4/2021, khi tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ đạt 84% so với cùng kỳ trong khi EU tăng 52% YoY so với mức thấp vào tháng 4/2020 (sự thiếu hụt nguồn cung vải từ Trung Quốc, khiến các đơn đặt hàng bắt đầu bị hủy). Vì Q2/20 và Q3/2020 là các quý tồi tệ nhất trong năm trước vì nhiều đơn đặt hàng bị hủy, chúng tôi dự đoán sự phục hồi mạnh mẽ này sẽ dùy trì đến Q3/2021. Hầu hết các công ty có đủ đơn đặt hàng để sản xuất đến hết tháng 9/2021. Tại thị trường Mỹ, Việt Nam tiếp tục giành được thị phần từ Trung Quốc, khi thị phần của Trung Quốc giảm từ 28,5% trong tháng 12/2020 xuống 23,6% trong tháng 3/2021. Thị phần của Việt Nam tăng từ 12,7% lên 15,6% so với cùng kỳ. Nhìn vào dữ liệu lịch sử một năm từ tháng 3/2020 đến tháng 3/2021, thị phần bị mất của Trung Quốc đã mang lại lợi ích cho tất cả các đối thủ cạnh tranh trong đó Việt Nam là nước được hưởng lợi chính. Xin lưu ý rằng chúng tôi không tính khoảng thời gian tháng 3/2020 và tháng 4/2020, do chúng tôi không rõ Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề đến mức nào bởi dịch Covid-19.
Đối với xuất khẩu hàng may mặc, trong khi sản lượng tiêu thụ có thể cải thiện đáng kể trong năm nay, giá bán bình quân sẽ cần được theo dõi kỹ hơn. TNG cho biết giá bán bình quân vẫn chưa phục hồi về mức trước Covid. Trong khi đó, MSH đã nhanh chóng quay trở lại lựa chọn đơn đặt hàng để sản xuất. Chúng tôi cũng lưu ý rằng giá vải đã bắt đầu tăng sau khi giá sợi tăng, điều này có thể ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận gộp của những doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc không thể đàm phán giá bán bình quân cao hơn trong trung hạn.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất sợi, chúng tôi lưu ý rằng cả giá sợi bông và sợi polyester đều đã phục hồi mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, với giá bán bình quân tăng lần lượt là 15% và 30% so với đầu năm.
Do đó, các cổ phiếu yêu thích trong ngành là MSH và STK được hưởng lợi từ nhu cầu phục hồi đối với các sản phẩm tương ứng, có vị thế thị trường vững chắc và kế hoạch mở rộng công suất tích cực được thực hiện. Tuy nhiên, xem xét cả về định giá và triển vọng trung hạn: MSH là cổ phiếu thỏa mã tiêu chí.
Chúc Anh/Chị có nhiều kiến thức và cơ hội đầu tư hơn nữa!
Nguồn SSI, Chứng+