PHÂN TÍCH NGÀNHTRUNG TÂM PHÂN TÍCH

Báo cáo Ngành Đường: Những năm tươi sáng hơn đang tới

Nội dung

    Những năm tươi sáng hơn cho ngành mía đường Việt Nam đang tới

    Tin cập nhật

    Bộ Công Thương đã ban hành quyết định chính thức về việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường tinh luyện và đường thô với mức thuế 47,64% nhập khẩu từ Thái Lan trong thời hạn 5 năm, có hiệu lực từ ngày 16/6/2021. Vào ngày 16/2/2021 sau 5 tháng điều tra, Bộ Công Thương đã quyết định áp dụng tạm thời thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường Thái Lan trong vòng 120 ngày. So với mức thuế tạm thời, mức thuế chính thức đối với đường tinh luyện thấp hơn một chút, trong khi mức thuế đối với đường thô cao hơn đáng kể so với mức thuế tạm thời (47,64% so với 33,99%).

    Với mức thuế cao hơn đối với đường thô cho thấy chính phủ định hướng thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu mía đường trong nước để đảm bảo nguồn cung so với việc nhập khẩu đường thô về để luyện. Và các nhà máy đường có lợi thế về quy mô trong sản xuất đường RS và RE như QNS và SBT sẽ có lợi thế về giá thành hơn so với các nhà máy nhỏ, do đó các công ty này sẽ được hưởng lợi hơn từ chính sách mới.

    Như đã đề cập trước đó, cchính sách thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường Thái Lan sẽ giúp bảo vệ đường trong nước khỏi đường nhập khẩu giá rẻ từ Thái Lan cũng như đường nhập lậu, thúc đẩy ngành đường trong nước về lâu dài vì mục tiêu an ninh lương thực và hỗ trợ lao động ngành nông nghiệp. Chính sách này là 1 sự kiện có tính chất bước ngoặt cho ngành đường Việt Nam và các doanh nghiệp mía đường trong nước như SBT, QNS, LSS, SLS … 5 năm là thời gian dài giúp chuỗi cung ứng đường trong nước phục hồi và phát triển bền vững hơn.

    Sơ lược ngành: Ngành đường Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn kể từ niên vụ 2018/2019, khi giá đường thế giới đi xuống. Ngành mía đường càng trở nên khó khăn hơn khi từ 1/1/2020 thuế nhập khẩu đường từ các nước ASEAN giảm xuống còn 5% và khi hạn ngạch được xóa bỏ. Đường Thái Lan rẻ hơn tràn vào thị trường Việt Nam, đe dọa đến sản phẩm đường nội địa có chi phí sản xuất cao hơn. Năm 2020, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan đạt 1,3 triệu tấn, tăng 330% so với cùng kỳ (tổng lượng đường nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn).

    Trong niên vụ 2020/2021, tổng sản lượng sản xuất chỉ ước đạt 612 nghìn tấn (-15% so với cùng kỳ), và tổng nguồn cung nội địa là khoảng 700 nghìn tấn (-14% so với cùng kỳ). Trong khi đó, nhu cầu trong nước ước tính đạt 2,2 triệu tấn trong năm 2021 (theo doanh nghiệp ước tính) và dự kiến sẽ tăng từ 3% -5% mỗi năm trong những năm tới. Như vậy, nguồn cung từ vụ mía trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu. Nguồn cung còn lại sẽ đến từ (1) các nhà máy đường nhập đường thô về tinh luyện khi niên vụ mía kết thúc; (2) nhập khẩu đường tinh luyện; và (3) đường nhập lậu (hiện đang được kiểm soát tốt vì Viêt Nam đang kiểm soát chặt đường biên giới để khống chế dịch bệnh Covid-19).

    Gia duong the gioi

    Khuyến nghị

    Quan điểm tích cực về ngành đường, xuất phát từ xu hướng tăng giá đường thế giới từ cuối năm 2020, cũng như việc áp dụng chính sách thuế đã đề cập ở trên. Khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu QNS (giá mục tiêu 1 năm: 47.300 đồng/cổ phiếu). Đối với SBT, kỳ vọng năm tài chính 2020 sẽ là một năm thành công và SBT có thể vượt xa kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 662 tỷ đồng (+57% so với cùng kỳ). SBT là công ty lớn nhất ngành đường và được kì vọng là một trong những công ty được hưởng lợi nhiều nhất khi thuế nhập khẩu đường từ Thái Lan chính thức được áp dụng.

    2021 06 16 sBT

    Chúc Anh/Chị có nhiều kiến thức và cơ hội đầu tư hơn nữa!

    Nguồn SSI, Chứng+

    chungcong.com

    Hiện tôi đang là chuyên viên tư vấn đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Việt Nam. Blog này được tôi lập ra để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và những câu chuyện trong đầu tư chứng khoán. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để có một chiến lược đầu tư tốt nhất, phù hợp nhất!
    Back to top button