PHÂN TÍCH NGÀNHTRUNG TÂM PHÂN TÍCH
CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ II/2019
Nội dung
CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ II/2019
I. NGÀNH CHỨNG KHOÁN
1. HCM: Trong quý 2, doanh thu hoạt động của Công ty đạt gần 470 tỷ đồng, giảm khoảng 32% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, lãi trước thuế và sau thuế lần lượt đạt gần 136 tỷ đồng và hơn 110 tỷ đồng, tương ứng giảm 26% và 25% so với cùng kỳ năm trước.
2. VND: Trong quý 2/2019, doanh thu hoạt động của VNDirect đạt gần 366 tỷ đồng, giảm hơn 10% so với cùng kỳ 2018. Theo đó, lãi trước và sau thuế lần lượt là gần 37 tỷ đồng và gần 32 tỷ đồng, giảm lần lượt 65% và 63% so với cùng kỳ 2018.
3. SSI: Quý II ghi nhận tổng doanh thu đạt 743,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 239,2 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ.
4. VCI: Quý 2/2019 doanh thu đạt gần 406 tỷ đồng, giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của đà sụt giảm này chủ yếu là do doanh thu môi giới và lãi các khoản cho vay và phải thu giảm mạnh trong kỳ. Qua đó, lãi sau thuế đạt gần 140
tỷ đồng, giảm gần 30% so với cùng kỳ.
tỷ đồng, giảm gần 30% so với cùng kỳ.
II. NGÀNH NGÂN HÀNG
1. TCB: Quý 2/2019 lợi nhuận trước thuế của Techcombank hợp nhất đạt trên 3.000 tỷ. Dù có quý tăng thứ 15 liên tiếp nhưng tốc độ đang chậm lại. Thậm chí tính riêng ngân hàng mẹ thì quý 2 tăng trưởng chưa đến 5% và 6 tháng chỉ đạt tương đương cùng kỳ năm trước.
2. STB: Công bố lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2019 đạt gần 1.500 tỷ đồng, tương đương 55% kế hoạch năm. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,11% xuống 1,96%, nợ xấu và tài sản tồn đọng với hơn 11.000 tỷ đồng đã xử lý trong 6 tháng đầu năm.
3. VIB: Công bố BCTC Hợp nhất Quý 2/2019, ghi nhận mức LNTT 6 tháng đầu năm đạt 1.820 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ.
4. VCB: 6 tháng đầu năm 2019, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng đạt 11.303 tỷ đồng, tăng tới 41% so với cùng kỳ. Theo đó, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị trí số một về lợi nhuận trong hệ thống ngân hàng.
5. MBB: Công bố BCTC Hợp nhất quý 2/2019, ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm đạt 4.875 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Trong đó, LNTT quý 2/2019 đạt 2.451 tỷ, tăng 28%.
6. ACB: 6 tháng đầu năm, ngân hàng đã thực hiện được 49% kế hoạch LNTT cả năm, đạt 3.620 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 6/2019, tổng tài sản của ACB đạt 352.000 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng tăng thêm 21.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,7%. NHNN chấp thuận nâng room tín dụng từ 13% lên 17%.
7. LPB: BCTC quý 2/2019. Theo đó, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1.117 tỷ đồng, tăng
81% so với cùng kỳ. Kết quả này có được là nhờ việc các mảng kinh doanh có lãi khả quan và chi phí dự phòng sụt giảm.
81% so với cùng kỳ. Kết quả này có được là nhờ việc các mảng kinh doanh có lãi khả quan và chi phí dự phòng sụt giảm.
III. NGÀNH NHỰA
1. BMP: Công bố BCTC quý 2/2019 với doanh thu hợp nhất đạt 1.177 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước; tương ứng thu về 275 tỷ đồng lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận cũng được cải thiện từ mức 22,55% lên mức 23,36%. Mặc dù doanh thu tăng, chi phí trong kỳ Công ty tăng mạnh với tỷ lệ 120% tại mảng bán hàng và 114% cho hoạt động quản lý, lợi nhuận sau thuế theo đó giảm 14% về 119 tỷ đồng.
2. NTP: Doanh thu hợp nhất quý 2/2019 tăng 20,6% so với cùng kỳ, đạt 1.488 tỷ đồng. Trong khi đó chi phí giá vốn chỉ tăng 13,2% do giá nguyên vật liệu đầu vào giảm, nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 463,8 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ. Doanh thu của Nhựa Tiền Phong chủ yếu từ bán hàng trong nước. Tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 31,2%. Kết quả, quý 2 Nhựa Tiền Phong lãi trước thuế 170,8 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 147,2 tỷ đồng, tăng 35% so với quý 2 năm ngoái.
IV.NGÀNH THỦY SẢN
1. VHC: Doanh thu thuần quý 2 đạt 2.024 tỷ đồng, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu tài chính trong kỳ tăng mạnh lên 148 tỷ, gấp 4,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái nhờ bán các khoản đầu tư. Theo đó, lợi nhuận trước thuế
đạt 449 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
đạt 449 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
2. ANV: công bố báo cáo tài chính quý 2/2019 với doanh thu thuần 1.975 tỷ đồng, tăng 17%. Biên lợi nhuận hiệu quả hơn giúp doanh nghiệp có lãi 353 tỷ đồng, tăng 82% so với cùng kỳ năm ngoái.
3. FMC: 6 tháng đầu năm 2019 ghi nhận lãi trước thuế 95 tỉ đồng, tăng 40% so cùng kì năm trước. Với kết quả này, công
ty đã thực hiện hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm 2019.
ty đã thực hiện hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm 2019.
V. NGÀNH DỆT MAY
1. TCM: Quý 2/2019 doanh thu thuần đạt 791 tỷ đồng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, giá vốn hàng bán lại tăng nên lợi nhuận gộp đạt gần 129 tỷ đồng giảm 10,4% so với quý 2/2018., theo đó lãi ròng đạt gần 52 tỷ đồng giảm 22,4%.
2. STK: Doanh thu đạt 494 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ, nhưng nhờ giá vốn giảm mạnh hơn, ở mức 23% nên lợi nhuận gộp tăng 11%, ở mức 95 tỷ đồng. Cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều giảm. Kết quả, lợi nhuận quý 2 đạt 53,8
tỷ đồng, tăng 21,5%.
tỷ đồng, tăng 21,5%.
VI. NGÀNH CAO SU SĂM LỐP
1. CSM: Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu thuần đạt 1.874 tỷ đồng tăng 5,5% so với cùng kỳ, LNST đạt 8,4 tỷ đồng giảm 15,2% so với nửa đầu năm 2019.
2. DRC: Quý 2/2019, Công ty đạt 1.139 tỷ doanh thu, tăng 18% so với quý 2/2018, lợi nhuận gộp tương ứng tăng từ 132 tỷ lên 158 tỷ đồng. Do không còn phát sinh lỗ khác, lợi nhuận sau thuế theo đó tăng hơn 31% lên 71 tỷ đồng.
VII. NGÀNH ĐIỆN
1. NT2: 6 tháng đầu năm, doanh thu và thu nhập khác giảm nhẹ so với cùng kỳ, đạt 4.062 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu về 387 tỷ đồng, giảm 23%. Nguyên nhân theo NT2 bởi: (1) Lợi nhuận gộp về bán hàng trong 6 tháng đầu năm giảm 124 tỷ đòng do tỷ lệ tăng doanh thu sản xuất điện thấp hơn tỷ lệ tăng giá vốn sản xuất điện (chủ yếu là chi phí nhiên liệu khí); (2) Thu nhập khác 6
tháng đầu năm 2019 tăng gần 37 tỷ đồng do hoàn nhập quỹ phát triển khoa học và công nghệ trích lập năm 2015; (3) Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ nửa đầu năm lỗ hơn 6 tỷ (nửa đầu năm ngoái
lãi hơn 11 tỷ đồng).
tháng đầu năm 2019 tăng gần 37 tỷ đồng do hoàn nhập quỹ phát triển khoa học và công nghệ trích lập năm 2015; (3) Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ nửa đầu năm lỗ hơn 6 tỷ (nửa đầu năm ngoái
lãi hơn 11 tỷ đồng).
2. PPC: Báo cáo tài chính quý II/2019, doanh thu nhích nhẹ so với cùng kỳ năm 2018 nhưng lãi giảm tới 35%, xuống 341 tỷ đồng sau thuế. Lợi nhuận trong kỳ kém khả quan của Nhiệt Điện Phả Lại đến từ việc giá vốn hàng bán tăng mạnh so với kỳ trước, trong khi doanh thu gần như đi ngang đồng thời việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư khiến chi phí tài chính tăng thêm 115 tỉ
đồng.
đồng.
VIII. NGÀNH DẦU KHÍ
1. PLX: Ước tính 6 tháng sản lượng xăng dầu tiêu thụ đạt 6,8 triệu m3,tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 56% kế hoạch năm. Doanh thu 6 tháng ước đạt 89,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 46% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước
thuế hợp nhất ước đạt khoảng 2.900 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ và tương đương 55% chỉ tiêu năm.
thuế hợp nhất ước đạt khoảng 2.900 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ và tương đương 55% chỉ tiêu năm.
2. GAS: KQKD hợp nhất quý 2/2019 với doanh thu thuần 20.353 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,62% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.057 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.
3. BSR: Lũy kế 6 tháng đầu năm, BSR đạt doanh thu thuần 50.915 tỷ đồng, doanh thu tài chính hơn 209 tỷ đồng với đóng góp chính từ lãi tiền gửi trên 147 tỷ. Sau khi khấu trừ các chi phí, lãi sau thuế Công ty đạt 900 tỷ đồng, giảm
mạnh so với nửa đầu năm 2018.
mạnh so với nửa đầu năm 2018.
4. PVS: Doanh thu công ty mẹ đạt 1.113 giảm 43%, lợi nhuận sau thuế đạt 164 tỷ giảm 23.7% so với cùng kỳ năm trước.018.
5. PVD: PV Drilling cho biết doanh thu ước thực hiện đạt 1.941 tỷ đồng, tăng 116 tỷ đồng (6,3%) so với kế hoạch 6 tháng và đạt 50,4% kế hoạch năm 2019. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất thuộc về cổ đông Công ty mẹ lũy kế 6 tháng ước đạt khoảng 24 tỷ đồng. Trước đó, trong quý 1/2019, PV Drilling ghi nhận khoản lỗ ròng 87 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận ròng PV Drilling đạt được trong quý 2 ước tính gần 111 tỷ đồng.
IX. NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG
1. VGC: BCTC hợp nhất quý 2/2019 với doanh thu thuần gần 2.571 tỷ đồng, tăng 9%; sau khi trừ đi giá vốn, lãi gộp của VGC ghi nhận hơn 620 tỷ đồng, tăng 11% so quý 2/2018. Về hoạt động tài chính, VGC ghi nhận hơn 29 tỷ đồng doanh thu, giảm 38% so với cùng kỳ, trong khi đó chi phí lãi vay tăng 46%, chiếm hơn 67 tỷ đồng. Kết quả, Công ty báo lãi ròng công ty mẹ gần 199 tỷ đồng, giảm 9% so cùng k.
2. HT1: Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2019 với doanh thu thuần đạt gần 2.368 tỷ đồng, tăng 7,4% so với quý 2/2018. Trong cơ cấu doanh thu của Xi măng Hà Tiên 1, phần lớn là doanh thu từ bán xi măng và clinker. Lợi nhuận sau thuế quý 2 còn 208,5 tỷ đồng, giảm 14% so với quý 2 năm ngoái. Chi phí tài chính lại tăng đến 26 tỷ đồng, lên trên
72 tỷ đồng.
72 tỷ đồng.
3. BCC: Doanh thu thuần đạt gần 991 tỷ đồng, xấp xỉ mức thực hiện cùng kỳ năm 2018. Giá vốn hàng bán giảm gần 6% so với quý 2/2018, kéo theo lợi nhuận gộp ghi nhận tăng gần 35% lên mức gần 167 tỷ đồng. Qua đó, lãi ròng hơn 57 tỷ đồng, tăng hơn 160% so với cùng kỳ. Kết quả này có được nhờ sự thu hẹp giá vốn hàng bán, mặc dù doanh thu không tăng trưởng so với quý 2/2018.
4. KSB: Doanh thu trong quý 2/2019 hơn 292 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ, lãi ròng ghi nhận gần 97 tỷ đồng, tăng 22% so cùng kỳ, bên cạnh đó Công ty ghi nhận khoản tiền ủy thác đến hơn 708 tỷ đồng.
X. NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN, XÂY DỰNG, KCN
1. FCN: Lợi nhuận sau thuế quý 2 ước đạt 121 tỷ đồng, tăng trưởng 176,2% so với quý 2/2018 (43,8 tỷ đồng).
2. KBC: Lợi nhuận 6 tháng ước đạt 553 tỷ, hoàn thành hơn 50% kế hoạch. Tăng trưởng tăng hơn 100% so với quý trước.
3. CTD: Doanh thu thuần quý II giảm 30% so với cùng kỳ xuống 5.788 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu về 124 tỷ đồng, giảm tới 71% so với kết quả đạt được cùng kỳ và là mức lợi nhuận thấp nhất kể từ quý II/2015.
4. LHG: Không còn phát sinh doanh thu bán đất nền; LNST quý 2 giảm 41% so với cùng kỳ.
5. DXG: Doanh thu ghi nhận 842 tỷ trong quý 2/2019, tăng 10% so với cùng kỳ. Song giá vốn tăng mạnh khiến lãi gộp Tập đoàn giảm từ mức 534 tỷ về 476 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu tài chính đột biến với gần 228 tỷ, gấp 27 lần so với mức 8 tỷ cùng kỳ (nhờ thanh lý đầu tư). Kết quả, lợi nhuận sau thuế DXG quý 2 tăng hơn 2 lần, từ 114 tỷ lên 249 tỷ đồng.
6. NTL: Trong quý 2/2019, doanh thu thuần đạt gần 318 tỷ đồng, gần gấp 10 lần so với quý 2/2018. Tăng trưởng doanh thu chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh bất động sản, đạt hơn 315 tỷ đồng trong kỳ. Theo đó, lãi sau thuế hơn 84 tỷ đồng, gần gấp 10 lần so với kết quả cùng kỳ.
7. NLG: quý 2/2019, doanh thu hơn 603 tỷ đồng, phần lớn được đóng góp từ bàn giao căn hộ với tổng số tiền là 510 tỷ đồng và doanh thu xây dựng với tổng số tiền là 156 tỷ đồng. Lãi từ Công ty liên kết gần 5 tỷ đồng và lãi ròng gần
121 tỷ đồng.
121 tỷ đồng.
XI. NGÀNH HÀNG KHÔNG
1. HVN: Kết quả kinh doanh quý II/2019, doanh thu đạt khoảng 25.910 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế lại chỉ đạt vỏn vẹn khoảng 71 tỷ đồng, sụt giảm mạnh so với mức 426 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm trước. => Đánh giá: Miếng bánh thị phần đang bị chia lại khi VietJetAir tham gia, thị phần nội địa HVN giảm từ 69.3% về còn 39%, thị phần VJC tăng từ 8% lên 48.9% từ năm 2012 đến cuối năm 2018. Gần đây có thêm Bamboo, sắp tới có Vinpearl Air, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Có thể thông tin tích cực đến từ HVN hiện tại là việc thoái vốn nhà nước.
XII. NGÀNH THÉP
1. HSG: HSG công bố kết quả lợi nhuận sơ bộ quý 3/2019 với doanh thu thuần đạt 7,2 nghìn tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái, và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 158 tỷ đồng, tăng 90% so với quý 3/2018.
2. HPG: Doanh thu quý II đạt 15.300 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ 2018. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.050 tỷ đồng, giảm 7%. Hòa Phát công bố tổng sản lượng thép bán ra 6 tháng đạt hơn 1,34 triệu tấn, tăng 23% so với cùng kỳ 2018. Sản lượng thép xây dựng xuất khẩu tăng 35% so với cùng kỳ. Với kết quả này, thép Hòa Phát duy trì thị phần dẫn đầu với 25%. Riêng tháng 6, thép Hòa Phát đã tiêu thụ được 185.900 tấn, tăng 21% so với cùng kỳ 2018.
XIII. NGÀNH KHÁCXIII. NGÀNH KHÁC
1. MWG: Trong 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu thuần hợp nhất đạt 51.727 tỷ đồng (tăng trưởng 16% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 2.121 tỷ đồng (tăng trưởng 38% so với cùng kỳ). Luỹ kế 6 tháng, MWG đã hoàn thành 48% kế hoạch doanh thu và 59% kế hoạch LNST cả năm. Công ty tiếp tục duy trì biên lợi nhuận ròng nửa đầu năm ở mức 4,1%, tăng 0,6% so với mức 3,5% cùng kỳ năm 2018.
2. DPM: Doanh thu giảm 28,5% nhưng giá vốn hàng bán giảm ít hơn 25,3%, dẫn đến lợi nhuận gộp giảm 43,5%, đạt 262 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 28 tỷ đồng, giảm 87%, EPS là 66 đồng. Lợi nhuận giảm mạnh do doanh thu tài chính giảm, chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp tăng. Cụ thể, doanh thu tài chính, chủ yếu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay, giảm 15,4% còn 31,4 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng mạnh, 54,5% lên 27,5 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp là 115,5 tỷ đồng, tăng 5,7%. Trong khi đó, chi phí bán hàng giảm 5,4%, ở mức 122 tỷ đồng.
3. RAL: Doanh thu thuần trong kỳ đạt 795 tỷ đồng tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi trừ giá vốn lãi gộp đạt 247 tỷ đồng tăng 53,4% so với quý 2/2018 tương đương biên lãi gộp được cải thiện từ 27,5% lên 31%.
4. SKG: 6 tháng đầu năm 2019 doanh thu thuần đạt 260,5 tỷ đồng, xấp xỉ kết quả đạt được nửa đầu năm ngoái, thực hiện được 41% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 76,5 tỷ đồng, giảm 29,4% so với nửa đầu năm ngoái và cũng đã hoàn thành được 53% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
5. PNJ: PNJ trong quý II/2019 với doanh thu thuần giảm 8% còn 2.962 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn thấp hơn giúp công ty vẫn có lãi gộp 636 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ 2018. Biên lãi gộp theo đó cũng cải thiện từ mức 18,11% lên 21,5% trong quý vừa qua. Trong quý vừa qua, PNJ chịu chi phí lãi vay lớn hơn khiến chi phí tài chính tăng 62% lên 22 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí quản lý cũng tăng gấp rưỡi lên 116 tỷ và chi phí bán hàng tăng 7% lên 287 tỷ đồng. Kết quả, PNJ ghi nhận 169 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý II/2019, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước.
6. KDC: 6 tháng lãi 113 tỷ đồng cao gấp hơn 2 lần cùng kỳ, luỹ kế 6 tháng đầu năm 2019, KDC đạt 3.225 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 14,7% so với cùng kỳ, nhờ tiết kiệm giá vốn nên LSNT đạt gần 113 tỷ đồng cao gấp 2,3 lần cùng kỳ trong đó LNST thuộc về công ty mẹ là 48,8 tỷ đồng thay vì chịu lỗ 11,3 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018.
7. VCS: Kết quả kinh doanh quý II với doanh thu tăng trưởng 17.3%, lợi nhuận tăng trưởng 29.8% so với cùng kỳ năm trước.
8. DGC: Doanh thu quý 2 đạt 1.322 tỷ đồng hơn gấp 10 lần cùng kỳ. Trừ chi phí giá vốn, lãi gộp gần 277 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh, gấp 11 lần cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 20,9%. Doanh thu tăng mạnh kéo theo chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh so với cùng kỳ. Tổng 2 khoản chi này trong quý 2 lên đến gần 100 tỷ đồng, trong khi quý 2 năm ngoái chỉ hơn 12 tỷ đồng. Kết quả, lãi sau thuế đạt 160,5 tỷ đồng, gấp 15 lần lợi nhuận đạt được quý 2 năm ngoái.
9. FPT: Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với doanh thu đạt 12.492 tỷ đồng – tăng trưởng 22,2% vàlợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 1.780 tỷ đồng và 1.418 tỷ đồng, tăng 26,1% và 28,5% so cùng kỳ năm 2018. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 2.097 đồng, tăng 28,0%.
10. DBC: Doanh thu quý 2/2019 đạt hơn 1.600 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước, sau khi trừ giá vốn lãi gộp chỉ đạt gần 209 tỷ đồng giảm 18% so với cùng kỳ theo đó biên lãi gộp cũng giảm từ 15,7% xuống còn 13% trong quý 2/2019. Kết quả quý 2/2019, lợi nhuận ròng chỉ vỏn vẹn 7,5 tỷ đồng, sụt giảm gần 91% so với cùng kỳ 2018.
11. DHG: Doanh thu thuần quý 2 đạt 975,8 tỷ đồng, tăng 4,6% so với quý 2/2018, trong khi chi phí giá vốn tăng 6,7% dẫn đến lợi nhuận gộp đạt 445 tỷ đồng, còn tăng nhẹ 2,1% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 173 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước.