CẬP NHẬT NGÀNH DỆT MAY: Dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến nhu cầu

0
508

Tin cập nhật

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tính đến tháng 4 đạt 10,64 tỷ USD (-6,6% YoY), trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu giảm còn 6,39 tỷ USD (-8,8% YoY). Để bù đắp cho sự sụt giảm về nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc, các công ty dệt may đã chuyển sang sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn để phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Một vài công ty trong ngành đã công bố kết quả kinh doanh Q1, và hầu hết trong số các công ty đó có sự sụt giảm so với cùng kỳ cả về doanh thu thuần và lợi nhuận ròng trong Q1. Chỉ có hai công ty ghi nhận mức tăng trưởng dương trong Q1 là GIL (+32% YoY cả về doanh thu và lợi nhuận ròng) và STK (+2% YoY đối với doanh thu và +0,3% YoY đối với lợi nhuận ròng).

Tác động

Vinatex (VGT: HOSE) ước tính ngành dệt may có thể mất 30% đơn đặt hàng trong tháng 4 và 50% đơn đặt hàng trong tháng 5. Một vấn đề khác là sự phục hồi của nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu giảm có thể khiến giá sản phẩm dệt may trên toàn thế giới giảm 20%, theo Vinatex.

Liên đoàn Dệt May Quốc Tế (ITMF) đã thực hiện một cuộc khảo sát với trên 700 công ty dệt may trên toàn cầu từ ngày 28/3/2020 đến 6/4/2020 để hỏi về tình trạng đơn hàng và ước tính doanh thu. Trung bình, những công ty được hỏi ước tính doanh thu năm 2020 sẽ giảm 28% YoY.

Quan điểm đầu tư của chúng tôi đối với cổ phiếu STK và MSH

STK: STK vừa công bố báo cáo Q1/2020, trong đó doanh thu thuần và lợi nhuận ròng đạt 616,7 tỷ đồng (+1,9% YoY) và 52,1 tỷ đồng (+0,4% YoY), hoàn thành 24,1% và 22,2% kế hoạch năm của công ty, thấp hơn một chút so với ước tính của chúng tôi do doanh thu của sợi tái chế giảm cũng như giá bán bình quân thấp hơn (-8,6% YoY). Trong năm 2020, chúng tôi ước tính doanh thu thuần đạt 1.909 tỷ đồng (-14,3% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 154,4 tỷ đồng (-28% YoY), với giả định nhu cầu của sơi tái chế có thể giảm trong bối cảnh nền kinh tế suy yếu và Trung Quốc có thể giảm giá sợi thường thêm nữa. Trong năm 2021, chúng tôi ước tính cả nhu cầu và giá sẽ phục hồi, điều này có thể sẽ thúc đẩy doanh thu thuần của STK đạt 2,06 nghìn tỷ đồng (+7,9% YoY) và 193,7 tỷ đồng (+16% YoY).

Chúng tôi quyết định hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu STK xuống PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG từ KHẢ QUAN, vì chúng tôi nhận thấy rủi ro nhất định phát sinh liên quan đến STK và hoạt động kinh doanh cốt lõi trong các quý sắp tới. Giá mục tiêu đối với cổ phiếu STK là 17.200 đồng/cp (+1,2% so với giá hiện tại), dựa trên P/E mục tiêu là 7 lần và EPS 2019-2020 bình quân là 2.550 đồng. STK đặt kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ là 15% trên mệnh giá và cổ tức bằng cổ phiếu là 5% trong năm 2020.

MSH: MSH ghi nhận doanh thu thuần đạt 939,5 tỷ đồng (-3,4% YoY) và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 61,8 tỷ đồng (-28,7% YoY). Doanh thu đơn hàng FOB giảm 8,6% YoY trong khi doanh thu đơn hàng CMT tăng 24,6% YoY. Trong năm 2020, chúng tôi ước tính doanh thu thuần đạt 3.961 tỷ đồng (-10,5% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 333 tỷ đồng (-26,3% YoY). Chúng tôi ước tính doanh thu thuần có thể phục hồi trong năm 2021 và đạt 4.404 tỷ đồng (+11,2% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 410 tỷ đồng (+22,9% YoY).

Do đó, chúng tôi quyết định hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu MSH từ MUA xuống PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG, do các rủi ro từ phía cầu vẫn còn tồn tại trong thời gian này. Giá mục tiêu đối với cổ phiếu MSH là 38.000 đồng/cp (+7,6% YoY), dựa trên P/E mục tiêu là 5,5 lần và EPS bình quân 2019-2020 là 6.907 đồng.

Kim ngạch xuất khẩu giảm đáng kể từ tháng 4

  • Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may tính đến tháng 4 đạt 10,64 tỷ USD (-6,6% YoY), trong khi kim ngạch nhập khẩu giảm còn 6,39 tỷ USD (-8,8% YoY). Giá trị xuất khẩu trong tháng 4 đánh dấu mốc đạt giá trị hàng tháng thấp nhất kể từ tháng 2/2019. Giá trị xuất khẩu sợi trong tháng 4/2020 cũng giảm 11,54% YoY. Giá sợi bình quân giảm cả về xuất khẩu và nhập khẩu, tương ứng khoảng 11% và 10%.
  • Ảnh hưởng từ phía cầu nghiệm trong hơn từ phía cung. Theo ước tính của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, sản xuất của Trung Quốc đã trở lại 80-90% mức bình thường vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, từ giữa tháng 3, các khách hàng Mỹ và Châu Âu đã bắt đầu trì hoãn và hủy các đơn đặt hàng, bao gồm cả các đơn đặt hàng đang trong quá trình sản xuất. Vinatex (VGT: HOSE) ước tính ngành dệt may có thể mất 30% đơn đặt hàng trong tháng 4 và 50% đơn đặt hàng trong tháng 5. Một vấn đề khác là sự phục hồi của nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu giảm có thể khiến giá sản phẩm dệt may trên toàn thế giới giảm 20%, theo Vinatex.

  • Liên đoàn Dệt May Quốc Tế (ITMF) đã thực hiện một cuộc khảo sát với trên 700 công ty dệt may trên toàn cầu từ ngày 28/3/2020 đến 6/4/2020 để hỏi về tình trạng đơn hàng và ước tính doanh thu. Trung bình, những công ty được hỏi ước tính doanh thu năm 2020 sẽ giảm 28% YoY.

Kết quả kinh doanh Q1/2020 và kế hoạch năm 2020

  • Một vài công ty trong ngành đã công bố kết quả kinh doanh Q1, và hầu hết trong số các công ty đó có sự sụt giảm so với cùng kỳ cả về doanh thu thuần và lợi nhuận ròng trong Q1. Chỉ có hai công ty ghi nhận mức tăng trưởng dương trong Q1 là GIL (+32% YoY cả về doanh thu và lợi nhuận ròng) và STK (+2% YoY đối với doanh thu và +0,3% YoY đối với lợi nhuận ròng). Dòng sản phẩm chính của GIL là các sản phẩm dệt may gia dụng (túi trữ đồ bằng vải, hàng nội địa, túi vải thô, ba lô …), trong khi STK sản xuất sợi polyester, khác với các công ty còn lại trong ngành chủ yếu sản xuất sản phẩm may mặc.

  • Một số công ty đã công bố kế hoạch năm 2020, hầu hết đều ước tính giảm lợi nhuận (TCM: -13% YoY, VGG: -80% YoY, M10: -20% YoY trong kịch bản cơ sở và -39% trong kịch bản xấu nhất). Hầu hết các công ty dệt may vẫn chưa tổ chức ĐHCĐ thường biên do dịch Covid-19.
  • Để bù đắp cho sự sụt giảm nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc, nhiều công ty dệt đã chuyển sang sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, do giá trị thị trường của khẩu trang vải khá thấp, hoạt động sản xuất khẩu trang chủ yếu nhằm tạo việc làm cho công nhân hơn là tạo ra lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh.

Tác động của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực từ nửa cuối năm 2020

Quốc hội Việt Nam đã lên kế hoạch phê chuẩn EVFTA trong tháng 5, và Hiệp định sẽ có hiệu lực trong tháng 7 (2 tháng sau khi phê chuẩn). Hầu hết các sản phẩm may mặc của Việt nam hiện đang có mức thuế suất ưu đãi là 9% theo Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Vì mức thuế suất cơ bản được EVFTA sử dụng là mức thuế suất theo Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) là 12%, hầu hết các sản phẩm may mặc của Việt Nam sẽ không được giảm thuế ngay lập tức. Cụ thể, hầu hết các sản phẩm sẽ được hưởng mức thuế suất thấp hơn từ năm thứ 2 kể từ khi EVFTA có hiệu lực (8% đối với các sản phẩm loại B5 và 9% đối với các sản phẩm loại B7 trong năm thứ 2). Hơn nữa, EVFTA yêu cầu các loại vải được sử dụng để sản xuất sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam hoặc Châu Âu hoặc Hàn Quốc (Quốc gia có FTA với Châu Âu) và các công đoạn cắt may phải được thực hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, hơn 60% vải nhập khẩu vào Việt Nam là từ Trung Quốc và Đài Loan, và việc các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước chuyển sang nguồn vải của Hàn Quốc là không kinh tế ngay cả khi được hưởng lợi từ mức thuế suất 0% từ EVFTA. Do đó, chúng tôi cho rằng EVFTA không mang lại hiệu quả ngay lập tức cho ngành dệt may. Việc các công ty dệt may của Việt Nam có thể tận dụng Hiệp định này hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng mở rộng công suất sản xuất vải trong hai năm tới của Việt Nam.

Trong số các công ty may mặc niêm yết trong nước, hiện tại TNG có thị phần xuất khẩu sang Châu Âu lớn nhất về doanh thu (53%), tiếp theo là GMC (40%). Tuy nhiên, GMC cho biết công ty phụ thuộc vào vải nhập khẩu từ Trung Quốc, điều này có nghĩa là công ty không đáp ứng được yêu cầu xuất xứ từ khâu vải trở đi của EVFTA. TNG có thể có nhiều cơ hội vì công ty sử dụng một lượng vải nội địa nhất định. Tuy nhiên, khả năng đối với TNG cũng như các nhà sản xuất may mặc khác, để cụ thể hóa lợi ích của EVFTA, vẫn phải phụ thuộc vào công suất sản xuất vải của Việt Nam.

Cập nhật công ty trong phạm vi nghiên cứu

STK: STK vừa công bố báo cáo Q1/2020, trong đó doanh thu thuần và lợi nhuận ròng đạt 616,7 tỷ đồng (+1,9% YoY) và 52,1 tỷ đồng (+0,4% YoY), hoàn thành 24,1% và 22,2% kế hoạch năm của công ty, thấp hơn một chút so với ước tính của chúng tôi do doanh thu của sợi tái chế giảm. STK là một trong các công ty bị tác động ít nhất do dịch Covid-19 trong ngành, do công ty không nhập nguyên liệu (PE chip) từ Trung Quốc cũng không xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, do giá nguyên vật liệu giảm đáng kể trong Q1/2020, STK đã giảm giá bán bình quân -8,6% YoY để duy trì tính cạnh tranh.

Trong năm 2020, chúng tôi ước tính doanh thu thuần đạt 1.909 tỷ đồng (-14,3% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 154,4 tỷ đồng (-28% YoY), với giả định nhu cầu của sơi tái chế có thể giảm trong bối cảnh nền kinh tế suy yếu và Trung Quốc có thể phá giá sợi thường thêm nữa. Chúng tôi điều chỉnh giảm ước tính đối với tăng trưởng doanh thu của sợi thường và sợi tái chế lần lượt là -19,4% và -5% (trước đây là -23,7% và +45%), và tổng lỗ tỷ giá ước tính là 21 tỷ đồng cho STK trong năm nay. Trong năm 2021, chúng tôi ước tính cả nhu cầu và giá sẽ phục hồi, điều này có thể sẽ thúc đẩy doanh thu thuần của STK đạt 2,06 nghìn tỷ đồng (+7,9% YoY) và 193,7 tỷ đồng (+16% YoY).

Chúng tôi quyết định hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu STK xuống PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG từ KHẢ QUAN, vì chúng tôi nhận thấy rủi ro nhất định phát sinh liên quan đến STK và hoạt động kinh doanh cốt lõi trong các quý sắp tới. Những rủi ro thực tế bao gồm các nhà sản xuất sợi Trung Quốc nhanh chóng quay trở lại sản xuất, và có khả năng họ sẽ tiếp tục phá giá sợi thấp hơn giá thị trường, đặc biệt nhờ việc giá dầu thô giảm (WTI). Công ty cũng có khả năng tiếp tục lỗ tỷ giá, vì STK có khoản nợ khoảng 24,5 triệu USD tại ngày 31/3/2020 và hiện tại chúng tôi ước tính đồng VND tiếp tục mất giá khoảng 1-2% so với đồng USD cho đến cuối năm. Cuối cùng, chúng tôi nhận thấy khả năng nhu cầu đối với sợi tái chế có thể thấp hơn so với ước tính trước đây. Giá mục tiêu đối với cổ phiếu STK là 17.200 đồng/cp (+1,2% so với giá hiện tại), dựa trên P/E mục tiêu là 7 lần và EPS 2019-2020 bình quân là 2.550 đồng. STK đặt kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ là 15% trên mệnh giá và cổ tức bằng cổ phiếu là 5% trong năm 2020.

MSH: MSH ghi nhận doanh thu thuần đạt 939,5 tỷ đồng (-3,4% YoY) và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 61,8 tỷ đồng (-28,7% YoY). Doanh thu đơn hàng FOB giảm 8,6% YoY trong khi doanh thu đơn hàng CMT tăng 24,6% YoY. Tỷ suất lợi nhuận gộp đối với mảng CMT và FOB đều giảm, lần lượt từ 8,6% và 22,9% trong Q1/2019 xuống 5,8% và 20% trong Q1/2020. Do đó, tổng tỷ suất lợi nhuận gộp giảm xuống 17,2% từ 20,6% so với cùng kỳ. Trong khi SH10 (MSH sở hữu 51% cổ phần) vẫn đang được xây dựng, MSH đã ghi nhận 2,1 tỷ đồng lợi nhuận thuần sau thuế của cổ đông không kiểm soát, chủ yếu từ thu nhập lãi (5 tỷ đồng).

Với diễn biến phức tạp gần đây tại Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn của MSH – chúng tôi điều chỉnh giảm ước tính đối với công ty. Trong năm 2020, chúng tôi ước tính doanh thu thuần đạt 3.961 tỷ đồng (-10,5% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 333 tỷ đồng (-26,3% YoY). Hiện tại, chúng tôi ước tính mức tăng trưởng so với cùng kỳ là -19,3% đối với doanh thu CMT, -10,3% đối với doanh thu FOB và +7,6% đối với doanh thu chăn ga gối đệm (ước tính trước đây là -16,3%, +5,1% và +11,6%). Chúng tôi cũng ước tính tổng tỷ suất lợi nhuận gộp giảm xuống 19,4% (2019: 21% và Q1/2020: 17,2%), vì giá bán có thể giảm theo tình hình của ngành. Trong năm 2021, chúng tôi ước tính doanh thu thuần có thể phục hồi và đạt 4.404 tỷ đồng (+11,2% YoY; cụ thể -5% đối với doanh thu CMT, +15% đối với doanh thu FOB và +5% đối với doanh thu chăn ga gối đệm) và lợi nhuận ròng đạt 410 tỷ đồng (+22,9% YoY).

Do đó, chúng tôi quyết định hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu MSH từ MUA xuống PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG, do các rủi ro từ phía cầu vẫn còn tồn tại trong thời gian này. Giá mục tiêu đối với cổ phiếu MSH là 38.000 đồng/cp (+7,6% YoY), dựa trên P/E mục tiêu là 5,5 lần và EPS bình quân 2019-2020 là 6.907 đồng.

 

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý khách hàng để các bản tin của chúng tôi phục vụ quý khách hàng được tốt hơn.

Nguồn SSI, Chứng+

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here