CẬP NHẬT THÔNG TIN NỔI BẬT HÀNG TUẦN

0
391

Tuần 2 – Tháng 10/2019:

  • Diễn biến trên thị trường chứng khoán Mỹ hiện nay vẫn chủ yếu dao động quanh thông tin về đàm phán thương mại Mỹ – Trung, diễn biến tích cực quay trở lại đối với quan hệ thương mại 2 nước sau khi cuộc họp diễn ra tại Washington kết thúc. Phía Hoa Kỳ tạm dừng nâng thuế từ 25% lên 30% đối với 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trước đó, trong khi đó phía Trung Quốc cam kết mua tới 40-50 tỷ USD/năm giá trị hàng nông nghiệp của Mỹ. Cần lưu ý, phía Nhà trắng chưa đề cập tới khoản thuế áp dụng từ ngày 15/12/2019.
  • Ngân hàng Trung Ương Nhật (BOJ) lại tiếp tục đưa ra một chính sách hoàn toàn mới trong nỗ lực tìm cách kéo nền kinh tế nước này tăng trưởng. BOJ sẽ tìm cách thúc đẩy lợi suất trái phiếu kỳ hạn siêu dài (>20 năm) lên để các nhà đầu tư cũng như người dân có kỳ vọng lớn hơn về tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. BOJ lý luận rằng, việc duy trì mức lợi suất trái phiếu thấp cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn khiến người dân tiếp tục không đặt nhiều kỳ vọng tăng trưởng trong tương lai và kích thích họ tiết kiệm chi tiêu ở thời điểm hiện tại. Khi nhận thấy lợi suất đầu tư các kỳ hạn dài tăng lên, mức chi tiêu trong ngắn hạn cũng sẽ tăng lên khi các nhà đầu tư đầu tư vào các trái phiếu kỳ hạn dài và có các khoản thu nhập tốt hơn. Không rõ chính sách này có hiệu quả đến đâu, nhưng chúng tôi đánh giá đây là bước tiếp cận khá sáng tạo. Tuy nhiên, với một nền kinh tế với nhân khẩu học già cỗi như Nhật Bản và tài sản và tiền mặt tập trung hết vào người già, thì chưa chắc chính sách này đã có hiệu quả vì những người này có sống đủ thọ để cân nhắc tới các kỳ hạn dài vậy hay không.

Tuần 2 – Tháng 9/2019: 

  • Dường như có sự đồng thuận nới lỏng tiền tệ ở các NHTW trên thế giới sau khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) là ngân hàng kế tiếp cắt giảm lãi suất chính sách từ mức -0.4% xuống mức -0.5%. Động thái mới nhất của Ngân hàng này cho thấy kinh tế khu vực Eurozone đang gặp khó khăn. Kinh tế Đức đã tăng trưởng âm trong Quý 2 và xác suất tiếp tục sụt giảm tăng trưởng trong Quý 3 này khiến rủi ro suy thoái tại nền kinh tế đầu tàu khu vực là khá cao. Với nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu xe hơi, máy móc, thiết bị, Đức chính là nền kinh tế lớn đầu tiên vạ lây vì chiến tranh thương mại Mỹ Trung. Một số nền kinh tế xuất khẩu khác cũng chịu ảnh hưởng gồm có Singapore, Hàn Quốc, Mexico.
  • Kể từ ngày 16/9/2019, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6,25% xuống 6%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4,25% xuống 4%/năm. Đây là lần giảm lãi suất điều hành đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) kể từ tháng 10/2017.

Tuần 2 – Tháng 8/2019: 

  • Ủy ban Thuế Quốc vụ Trung Quốc ngày 23/8 cho biết chính phủ nước này quyết định áp thuế 5 – 10% đối với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ, được chia thành 2 đợt, một đợt có hiệu lực từ ngày 1/9 và đợt còn lại có hiệu lực từ ngày 15/12. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ áp thuế 25% đối với ôtô và 5% với linh kiện ôtô nhập khẩu từ nước này. Quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12. Động thái này nhằm đáp trả đòn thuế mà Tổng thống Donald Trump tuyên bố.

Tuần 1 – Tháng 7/2019: 

  • FED đã giảm lãi suất cơ bản 0.25 điểm, khả năng FED tiếp tục giảm lãi suất trong kỳ họp 9/2019. D.Trump cảnh báo sẽ tiếp tục đánh thuế 10% cho 300 tỷ USD hàng hóa từ ngày 01/09. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ đạt gần 540 tỷ USD (theo DOC), như vậy trong trường hợp thực hiện chính sách mới, Mỹ sẽ áp thuế đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tuần 3, 4 – Tháng 6/2019: 

  • Hội nghị G20 kết thúc, Tổng Thống Donald Trump ngày 29/06 đã đồng ý không áp thêm thuế mới với 300 tỉ đô la hàng hoá còn lại của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, đồng thời nới lỏng lệnh cấm Huawei – công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc; tất cả những động thái nhằm giảm căng thẳng với Bắc Kinh. Tuy nhiên, không có bất cứ một thời hạn deadline nào được đặt ra bởi cả 2 bên đều còn tồn đọng nhiều vấn đề quan trọng chưa thể thống nhất với nhau được (bản quyền, công nghệ, sở hữu trí tuệ, mở cửa thị trường tài chính…).
  • Ngày 25/6, Hội đồng châu Âu vừa phê chuẩn các hiệp định thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và được ký kết vào ngày 30/6 tại Hà Nội. Thông qua đó, EU dần gỡ bỏ bỏ thuế nhập khẩu đối với Việt Nam.

Tuần 1 – Tháng 6/2019: 

  • Tổng thông Trump tuyên bố áp thuế quan 5% lên hàng hóa Mexico từ ngày 10/6, và mức thuế này sẽ tăng lên 25% cho tới khi nào dòng người nhập cư trái phép vào Mỹ qua biên giới giữa nước này với Mexico bị chặn lại.

Tuần 4 – Tháng 5/2019: 

  • Câu chuyện thoái vốn: DRC đấu giá không thành công với giá khởi điểm 25.7100 VNĐ/CP. Bên cạnh đó, SRC đấu giá thành công với giá 46.452 VNĐ/CP cao gần gấp đôi giá trên thị trường

Tuần 3 – Tháng 5/2019: 

  • Câu chuyện thoái vốn: SRC tăng mạnh từ 1x lên 3x do thông tin Vinachem thoái giá 46.452 VND/CP.

Tuần 2 – Tháng 5/2019: 

  • Bắc Kinh cho biết sẽ nâng thuế tự vệ từ 5% lên 25% đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ kể từ ngày 01/06. Bộ thương mại Hoa Kỳ cũng đã soạn thảo danh sách áp thuế mới có giá trị 300 tỷ USD và có thể bị đánh thuế 25%, tuy nhiên phía Hoa Kỳ chưa công bố thời hạn áp dụng đối với danh sách này. Cơ quan này sẽ tổ chức một buổi điều trần ngày 17/6 và sau đó là một tuần lấy ý kiến đóng góp. Vì vậy, sớm nhất phải đến cuối tháng 6, thuế này mới có thể có hiệu lực.
  • Theo đánh giá của Societe Generale, GDP toàn cầu sẽ giảm 0.15% do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Tuần 1 – Tháng 5/2019: 

  • Đàm phán thương mại Mỹ – Trung: Mỹ chính thức nâng mức thuế suất tự vệ từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày thứ Sáu (10/05/2019).
Tuần 2 – Tháng 4/2019:
  • Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam quý I/2019 đánh giá kém sáng sủa hơn. Xem chi tiết Tại đây
Tuần 1 – Tháng 4/2019:
  • Lo ngại về lợi suất trái phiếu nghịch đảo. Xem chi tiết Tại đây
Tuần 4 – Tháng 3/2019:
  • FTSE thay đổi một số đánh giá xếp hạng với các thị trường nằm trong watchlist bao gồm Vietnam, Argentina, Romania và Tanzania. Các tiêu chí xếp hạng thay đổi theo hướng kém tích cực nhiều hơn, nhưng kết quả này không quá đáng ngại trong việc xem xét nâng hạng lên nhóm Secondary Emerging.

Đồ thị Vnindex

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here