SHB: Kết quả kinh doanh năm 2019

0
1685

Theo báo cáo tài chính quý 4/2019 chưa kiểm toán, tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế 2019 của SHB lần lượt là 9.405 tỷ đồng (+39.5% YoY) và 3.077 tỷ đồng (+47% YoY), sát với mức lợi nhuận kế hoạch 2019. Huy động và tín dụng tăng trưởng tương ứng 18.2% YoY và 16.9% YoY. Mức lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng đến từ tăng trưởng thu nhập lãi (+42% YoY) và tốc độ tăng chi phí hoạt động (+22.8% YoY) thấp hơn mức tăng thu nhập.

Các chỉ tiêu chính trên bảng cân đối kế toán:

 

2017

2018

2019

%YoY 2019

Quy mô (tỷ đồng)        
Tổng tài sản

286.010

323.276

365.643

13,1%

Vốn chủ sở hữu

14.691

16.333

18.710

14,6%

Tổng tín dụng

200.347

231.502

270.739

16,9%

+ Cho vay khách hàng

198.291

216.989

265.204

22,2%

Tổng huy động

209.857

241.966

286.084

18,2%

+ Tiền gửi khách hàng

194.890

225.244

259.351

15,1%

An toàn và thanh khoản        
LDR

95,5%

95,7%

94,6%

 
Tỷ lệ CASA

9,6%

8,9%

7,7%

 
NPL nội bảng

2,33%

2,40%

1,83%

 
Tỷ lệ bao nợ xấu (LLC)

35,96%

30,33%

33,33%

 
CAR (Thông tư 36)

11,30%

11,79%

11,70%

 

Các chỉ tiêu chính trên báo cáo kết quả kinh doanh:

 

2017

2018

2019

%YoY 2019

Cấu trúc thu nhập        
Thu nhập lãi thuần

4.797

5.556

7.890

42,0%

Thu nhập dịch vụ thuần

1.457

714

694

-2,8%

Tổng thu nhập hoạt động

6.452

6.742

9.405

39,5%

Chi phí hoạt động

(2.897)

(3.223)

(3.959)

22,8%

Chi phí dự phòng RRTD

(1.630)

(1.425)

(2.369)

66,3%

Lợi nhuận trước thuế

1.925

2.094

3.077

47,0%

Lợi nhuận sau thuế

1.539

1.672

2.458

47,0%

Hiệu quả hoạt động        
NIM

2,06%

2,02%

2,53%

 
ROA

0,59%

0,55%

0,71%

 
ROE

11,02%

10,78%

14,03%

 
CIR

44,90%

47,80%

42,09%

 

Nguồn: SHB, SSI Research

Nhìn vào báo cáo tài chính những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy có một số điểm chính:

  • Tỷ trọng NII/TOI tăng liên tục từ mức 74,3% (2017) lên 82,4% (2018) và 83,9% (2019). Cho vay khách hàng tăng tới 22,2% nhưng thu nhập từ dịch vụ cả năm 2019 chỉ là 694 tỷ đồng, giảm -2,8% YoY cho thấy SHB khá hạn chế trong đẩy mạnh được các gói dịch vụ ngân hàng đồng hành với giải ngân cho vay.
  • Lãi suất bình quân các khoản cho vay khách hàng năm 2019 là 10,21%/năm – tăng tới 109bps so với năm 2018. Trong khi đó, lãi suất huy động chỉ tăng 12bps khiến cho NIM tăng mạnh từ 2,02% (2018) lên 2,53% (2019). SHB cũng đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân nhưng tỷ trọng của nhóm khách hàng này tại SHB vẫn khá thấp so với các NHTM khác, chỉ ở mức 24,1% (2019). Khách hàng trọng tâm của SHB là các công ty TNHH và CTCP ở các lĩnh vực thương mại, sản xuất và dịch vụ. Dư nợ nhóm bất động sản và xây dựng tại 31/12/2019 là 59 nghìn tỷ đồng, chiếm 22,3% tổng dư nợ.

Động lực tăng lãi suất cho vay chủ yếu đến từ việc dịch chuyển cơ cấu kỳ hạn tín dụng. Các khoản cho vay trung hạn và dài hạn tăng tương ứng 36,6% và 22% YoY trong năm 2019 trong khi cho vay ngắn hạn chỉ tăng 12,9% YoY. Cho vay trung và dài hạn đang chiếm 62,2% tổng dư nợ, tạo áp lực lên chỉ tiêu vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của SHB. Trong năm 2019, SHB đã phát hành 4.150 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2-3 năm ở mức lãi suất bình quân là 6,85%/năm để hỗ trợ cho chỉ tiêu này.

  • Tỷ lệ dư nợ/tiền gửi của SHB luôn ở quanh mức 95% nên ngân hàng này chịu áp lực gia tăng vốn huy động, đặc biệt là vốn trung và dài hạn để đáp ứng giới hạn tỷ lệ LDR 85% cũng như lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của NHNN. Thêm vào đó, tỷ lệ CASA của SHB vốn thuộc nhóm thấp nhất hệ thống lại liên tục giảm trong những năm gần đây, tại 31/12/2019 chỉ là 7,7%. Bởi vậy, lãi suất huy động của SHB luôn thuộc nhóm cao nhất thị trường.
  • Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của SHB vẫn tăng khá mạnh trong 3 quý đầu nhưng bất ngờ giảm mạnh xuống 1,83% trong Q4.2019. Dư nợ tại 31/12/2019 của các công ty con ở Lào, Campuchia khá nhỏ (11.268 tỷ đồng, chiếm 4% dư nợ) nên chất lượng nợ của ngân hàng mẹ đóng vai trò quyết định. Trong Q4.2019, SHB đã mạnh tay trích lập dự phòng và xóa nợ xấu giúp cải thiện NPL. Tuy nhiên, tỷ lệ NPL của SHB vẫn thuộc nhóm cao nhất và mức trích lập dự phòng/nợ xấu (LLC) lại thuộc nhóm thấp nhất.

Chúng tôi ước tính giá trị trái phiếu VAMC (sau trích dự phòng) mà SHB nắm giữ tại cuối 2019 là hơn 4.000 tỷ đồng. Để thực hiện được mục tiêu đưa ra tại ĐHĐCĐ 2019 là xóa sạch trái phiếu VAMC trong năm 2020, áp lực với lợi nhuận 2020 là khá lớn.

Chưa kể đến là khoản mục tài sản có tại 31/12/2019 là 31.194 tỷ đồng, tăng 50,6% YoY và chiếm tới 8,5% tổng tài sản của SHB. Một số khoản nợ nằm trong đề án sáp nhập HBB cũng nằm trong khoản mục này (chi tiết bảng dưới).

 

31/12/2017

31/12/2017

30/06/2019

31/12/2019

Nợ xấu

1.775

2.197

3.965

1.728

Nhóm 1-3

4.624

5.199

7.016

4.857

Trích lập dự phòng

(2.849)

(3.002)

(3.052)

(3.129)

Trái phiếu VAMC

6.516

5.830

5.677

4.030

Số dư VAMC

8.119

7.501

7.340

4.530

Trích lập dự phòng

(1.603)

(1.671)

(1.663)

(500)

Tài sản có nghi ngờ

11.749

8.601

11.202

11.539

Phải thu liên quan đến thư tín dụng trả chậm

8.096

6.090

8.868

8.868

Ủy thác đầu tư

1.926

1.826

1.826

1.826

Tài sản gán nợ chờ xử lý

1.428

629

616

616

Các khoản nợ thuộc SBIC đã hoán đổi trái phiếu DATC

709

709

709

709

Dự phòng

(410)

(653)

(818)

(480)

Tổng nợ xấu+ VAMC + tài sản có nghi ngờ

20.039

16.628

20.844

17.297

% Tổng tài sản có

7,01%

5,14%

6,10%

4,73%

(*) BCTC Q4.2019 không có thuyết minh chi tiết về tài sản có khác nên chúng tôi ước tính bằng sô liệu tại 30/6/2019; trái phiếu VAMC tại 31/12/2019 suy đoán dựa trên khoản mục chứng khoán nợ nắm giữ tới ngày đáo hạn

Nguồn: SHB, SSI Research

 

 

 

 

 

SHB đang tăng vốn điều lệ mạnh để đáp ứng yêu cầu về vốn

Thông tư 08/TT-NHNN yêu cầu các TCTD không trả cổ tức khi vẫn còn số dư trái phiếu VAMC trên 5 năm nên SHB không trả cổ tức trong 2 năm 2017, 2018. Đến cuối 2019, sau bước trích lập dự phòng mạnh trái phiếu VAMC. SHB đã được chấp thuận trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20,9%, ghi nhận mức vốn điều lệ tăng thêm 2.514 tỷ đồng lên mức 14.551 tỷ đồng vào 31/12/2019.

Đồng thời, SHB đang thực hiện phát hành 300.779.981 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với mức giá 10.000đ/cp, thời hạn thực hiện từ 17/2/2020 đến 13/3/2020. Nếu toàn bộ được phát hành, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng lên 17.558 tỷ đồng và SHB ước tính CAR tính lại theo BASEL II là 8,6%.

Sau giao dịch mua 35,9 triệu cổ phiếu của ông Đỗ Vinh Quang, con trai Chủ tịch Đỗ Quang Hiển vừa hoàn tất gần đây, tỷ lệ sở hữu của nhóm ông Hiển và những người có liên quan là 8,5%; Tập đoàn T&T sở hữu 9,97%; SHS sở hữu 1,54%. Với mức giá phát hành cao hơn thị giá tới gần 40%, thị trường chờ đợi vào khả năng thực hiện quyền của nhóm kể trên với tỷ lệ sở hữu tổng cộng là 20% – tương ứng với khoảng 60 triệu cổ phiếu được phát hành. Bởi vậy, áp lực với hệ số CAR vẫn ở mức cao.

Ước tính cho 2020

Chúng tôi ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2020 của SHB là 3.155 tỷ đồng (+2,5% YoY) dựa trên các giả định sau:

  • Tăng trưởng cho vay và tiền gửi khách hàng lần lượt là 20% và 18% (so với mức 22,2% và 15,1% trong 2019) do SHB phải cân đối lại tỷ lệ LDR. Lãi suất cho vay và huy động giảm khoảng 10bps, tỷ lệ CASA ở mức 8%. Thu từ dịch vụ tăng khoảng 10% và các khoản thu từ kinh doanh ngoại hối, chứng khoán giảm do thị trường kém thuận lợi hơn. TOI ước đạt 12.297 tỷ đồng, +30,7% YoY
  • CIR tăng lên do SHB triển khai đầu tư công nghệ sau khi tăng vốn
  • Tỷ lệ nợ xấu tăng 1,9%, trích lập hết toàn bộ trái phiếu VAMC, thu hồi nợ xấu ở mức tương đương 2019. Chi phí DPRRTD khoảng 3.580 tỷ đồng (+62,7% YoY)

Nếu chỉ có 60 triệu cổ phiếu được phát hành thành công, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng lên 15.152 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 2020E là 2.524 tỷ đồng, BVPS và EPS 2020E lần lượt là 14.410 đồng/cp và 1.245 đồng/cp

Quan điểm đầu tư

Với giả định như trên, hiện cổ phiếu SHB đang được giao dịch ở mức PB và PE tính trên BVPS và EPS của 2020E lần lượt là 0,5x và 5,8x – là mức thấp nhất trong các cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết.

Bối cảnh kinh tế hiện tại có nhiều biến động khó lường và được dự báo sẽ khó khăn hơn giai đoạn trước, các NHTM phụ thuộc quá nhiều vào kênh tín dụng, đặc biệt là tín dụng bán buôn như SHB sẽ chịu tác động mạnh hơn. Thêm vào đó, sự mất cân đối về kỳ hạn cũng như tỷ lệ tín dụng/huy động quá cao có thể ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng này. Gánh nặng nợ xấu vẫn lớn và ăn mòn vào lợi nhuận của SHB trong một vài năm tới. Bởi vậy, chúng tôi cho rằng cần hết sức thận trọng khi đầu tư vào cổ phiếu SHB.

Đồ thị kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here