Đường MACD là gì? Cách vận dụng hiệu quả
Đường MACD là một trong những chỉ báo của phân tích kỹ thuật và được nhiều Nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn. Việc hiểu đúng và sử dụng tốt đường MACD sẽ mang lại cho NĐT lợi nhuận tốt đồng thời sẽ hạn chế được những rủi ro. Nội dung gồm:
- Đường MACD là gì?
- Công thức tính đường MACD và Cách vẽ.
- Cách vận dụng đường MACD hiệu quả và hình minh họa.
- Lưu ý khác về đường MACD.
I. Đường MACD là gì?
MACD (Moving Average Convergence Divergence ) do một nhà phân tích kỹ thuật tên là Gerald Appel xây dựng nên vào thập niên 1970, đường MACD là chỉ báo động lượng, cho biết tính phân kỳ và hội tụ của đường trung bình động (MA), do đó bạn phải đọc bài về Đường MA (Click tại đây) trước. Đường MACD thể hiện:
- Tín hiệu mua bán cổ phiếu
- Xác định độ mạnh yếu của xu hướng
II. Cách tính đường MACD
Đường MACD được tính:
- Đường MACD = EMA (12) – EMA (26)
- Signal = EMA (9) của MACD
- Histogram = MACD – Signal
Tại sao lại để các con số mặc định là 12, 26, 9? Thật ra lúc đầu MACD được áp dụng cho thị trường tài chính truyền thống, nơi các nhà giao dịch 6 ngày trong một tuần. 9 tương đương 1.5 tuần, 12 tương đương 2 tuần giao dịch trong tháng, 26 là con số tượng trưng cho một tháng.
Cách vẽ đường MACD
Đơn giản, Máy tính đã có sẵn hết . Biểu đồ chuẩn sẽ mặc định có luôn MACD gồm chỉ số EMA(12) & EMA (26), muốn thay đổi có thể chỉnh trên phần mềm Amibroker hoặc Metastock. Đường MACD thường màu xanh, đường Signal thường màu đỏ.
Cách vẽ đường MACD trong AmiBroker
Trình tự Charts => Indicators => MACD => Xuất hiện bảng => OK
III. Ý nghĩa của đường MACD trong đầu tư
1. Sự giao cắt giữa đường MACD và đường Signal.
- Tín hiệu MUA khi MACD đi từ dưới và cắt lên trên đường Signal.
- Tín hiệu BÁN ra khi MACD đi từ trên cắt xuống Signal.
2. Giao cắt đường MACD và đường 0 nằm ngang.
- Tím hiệu MUA khi đường MACD cắt từ dưới lên đường 0 nằm ngang.
- Tín hiệu Bán khi đường MACD cắt từ trên xuống đường 0 nằm ngang.
3. Phân kỳ dao động giá
- Phân kỳ thường ở MACD là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng MACD hoặc Histogram thì tạo đỉnh thấp hơn báo hiệu 1 xu hướng giảm. Hoặc giá tạo đáy thấp mới nhưng MACD hoặc Histogram thì tạo đáy cao hơn báo hiệu 1 xu hướng tăng.
- Phân kỳ thường thường được dùng để dự đoán một sự đảo chiều xu hướng.
Chú ý: Trong chứng khoán hay tín hiệu mua/bán dựa vào đường MACD đều chỉ là xác suất thắng cao hơn thua nên bạn cần có chiến lược phòng ngừa rủi ro.
IV. Đường MACD – cần lưu ý điều gì?
Xác suất thành công cao hơn khi kết hợp kênh xu hướng, hỗ trợ kháng cự, Fibonacci và chỉ báo RSI, MFI…
Nên phân tích trên biều đồ tháng và tuần để xác nhận xu hướng chính xác hơn rồi mới phân tích biểu đồ ngày,
Tín hiệu Mua/Bán đều chỉ mang tính xác suất thắng cao hơn nên luôn phải có chiến lược phòng ngừa rủi ro. Thấy tín hiệu đúng mua vào, nhưng cổ phiếu giảm không theo kế hoạch thì điều đó cũng bình thường, bạn cần có nguyên lý cắt lỗ nữa.
Qua bài viết này, mong bạn phần nào có thêm kiến thức và công cụ để giao dịch thanh công hơn.
Kiến thức chỉ có giá trị khi bạn trao đi!