PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO
- Phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa vào dữ liệu quá khứ về biến động giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu để phân tích cung cầu của nhà đầu tư và dự báo xu hướng cung cầu đó. Những người theo trường phái phân tích kỹ thuật luôn tin rằng giá cả biến động luôn phản ánh đầy đủ thông tin trên thị trường, cũng như tâm lý của nhà đầu tư. Giá cổ phiếu sẽ luôn vận động theo xu thế chính và điều quan trọng nhất là “lịch sử có xu hướng tự lặp lại”.
- Mục đích cuối cùng của phân tích kỹ thuật là xác định xu hướng biến động giá trong tương lai (tăng, giảm hay đi ngang) từ đó đưa ra điểm mua, điểm bán an toàn và tốt nhất.
- Cách sử dụng: Dùng các công cụ chỉ báo, mô hình và các học thuyết để phân tích.
Hình minh họa:


- Biến động của giá ở quá khứ và hiện tại.
- Phản ứng trước và sau các sự kiện quan trọng.
- Khối lượng giao dịch trong lịch sử
- Sức mạnh tương đối so với toàn bộ thị trường.
2. Xu hướng thể hiện hướng di chuyển căn bản của giá hay sản phẩm tài chính. Khi giá tiếp tục tăng cao hơn so với một mốc thời gian nào đó, nó được gọi là 1 xu hướng tăng trong khung thời gian ấy và ngược lại là xu hướng giảm. Trong trường hợp, giá liên tục biến động trong biên độ hẹp nhất định lúc đó được gọi là xu hướng đi ngang (sideway). Chốt lại một biểu đồ luôn có 3 xu hướng chính: Tăng, giảm và đi ngang. Cách xác định xu hướng cần đọc chi tiết hơn ở bài viết sau.
3. Chỉ báo phân tích kỹ thuật (Indicator) là công cụ dựa trên những tính toán về lịch sử khối lượng và giá để dự đoán xu hướng và cường độ xu hướng của giá. Trong một số trường hợp đặc biệt, chỉ báo còn sử dụng tỷ lệ toán học có xác suất đúng cao.
Công cụ chỉ báo là phần cực kỳ quan trọng, phải hiểu rõ các chỉ báo đó được xây dựng để phục vụ điều gì và tác dụng của nó như thế nào. Như vậy Anh/Chị mới có thể áp dụng các chỉ báo đó một cách hiệu quả.
4. Mô hình phân tích kỹ thuật là những hình dạng mẫu đã được các chuyên gia từ xa xưa để ý và theo dõi trong thời gian dài, họ phát hiện ra những quy luật được lặp đi lặp lại trên mỗi mẫu hình đó. Mỗi mẫu hình đề có quy tắc vận dụng riêng và tùy thuộc vào cách vận dụng của mỗi người phân tích. Các mẫu hình mục đích xác định xu hướng cũng như điểm đảo chiều xu hướng. Xem chi tiết ở các bài viết sau:
5. Các lý thuyết nâng cao
Mỗi lý thuyết đều được một người nổi tiếng trên thế giới sau nhiều năm nghiên cứu, tìm kiếm ra và họ đã rất thành công với lý thuyết đó. Do đó, mỗi lý thuyết đều có một tuyệt chiêu khác nhau, nếu tuân thủ bạn cũng sẽ rất thành công với phương pháp đó. Đọc tham khảo bên dưới.
- Lý thuyết Fibonacci?
- Lý thuyết DOW?
- Lý thuyết sóng Elliott?
- Lý thuyết Ichimoku?