CÂU CHUYỆN HAY!

Vòng xoáy xung đột Trung Đông và triển vọng kinh tế

Nội dung

    Triển vọng kinh tế của các nước khu vực Trung Đông sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, sẽ bị gián đoạn, gây thêm rủi ro cho đà phục hồi còn mong manh của kinh tế thế giới nếu xung đột Trung Đông kéo dài và bùng nổ một cuộc chiến diện rộng. Vòng xoáy xung đột Trung Đông và triển vọng kinh tế sẽ như thế nào? Cùng tìm hiểu!

    Căng thẳng leo thang giữa Israel, Iran và Liban làm dòng chảy thương mại của hàng hóa, nhất là dầu mỏ, sẽ bị gián đoạn, gây thêm rủi ro cho đà phục hồi còn mong manh của kinh tế thế giới.

    Eo bien Hormuz

    Theo báo The National News của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), xung đột lan rộng tại Trung Đông, có thể làm kinh tế Liban – vốn đã chao đảo trong nhiều năm do bế tắc chính trị – sụp đổ. Tăng trưởng kinh tế sẽ giảm từ 10-15% trong năm nay, doanh thu của ngành du lịch giảm hơn 50%.

    Bộ trưởng Kinh tế Amin Salam cho biết nền kinh tế Liban đang trong “tình thế hết sức nguy hiểm”, giữa lúc chính phủ đang chuẩn bị cho kịch bản chiến sự, với tổn thất có thể lên tới hàng tỷ USD.

    Hãng đánh giá tín nhiệm S&P cho rằng trong kịch bản xung đột leo thang, các mục tiêu đầu tiên ở Liban có thể bao gồm các tài sản quân sự của lực lượng Hezbollah trong hoặc gần các cơ sở hạ tầng quan trọng như Sân bay quốc tế Beirut-Rafic Hariri, cảng biển Beirut, các thành phố Sidon và Tyre cũng như tất cả các cảng nhỏ hơn ở miền Nam Liban.

    Ngành ngân hàng Liban đang phải đối mặt với khoản lỗ hơn 70 tỷ USD và đồng nội tệ mất hơn 90% giá trị so với đồng USD kể từ năm 2019, thời điểm quốc gia Trung Đông này rơi vào cảnh vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử. Xung đột cũng sẽ kéo lùi đà tăng trưởng của nền kinh tế Iran vốn đang chịu sức ép lớn từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.

    Ông Gary Dugan, Giám đốc điều hành của The Global CIO Office có trụ sở tại UAE, cho rằng Iran lo ngại rằng hành động trả đũa Israel có thể khiến triển vọng nới lỏng một số biện pháp trừng phạt trở nên mong manh hơn.

    Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế của Iran dự kiến sẽ chậm lại ở mức 3,3% trong năm nay và 3,1% vào năm 2025. Tăng trưởng kinh tế của Israel đã chậm lại kể từ khi nước này phát động cuộc tấn công vào dải Gaza sau cuộc tập kích bất ngờ hôm 7/10/2023 của lực lượng Hamas vào miền Nam Israel. Một cuộc xung đột đa mặt trận toàn diện sẽ càng gây thêm căng thẳng cho ngân sách nước này.

    Nhà kinh tế học Elliot Garside tại hãng tư vấn và phân tích kinh tế Oxford Economics, cho biết: “Các khoản vay trong nước để tài trợ cho thâm hụt ngân sách đã gia tăng, do đó bất kỳ sự leo thang nào cũng sẽ khiến Israel phải phát hành thêm nợ. Hậu quả là xếp hạng tín nhiệm của Israel sẽ lại bị hạ khiến việc tài trợ cho các khoản thâm hụt trong tương lai sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn.”

    Ngân hàng trung ương Israel nhận định tác động trực tiếp của xung đột đối với nền kinh tế nước này sẽ tiếp diễn cho đến đầu năm 2025. Theo ước tính trước đó của Ngân hàng, chi phí của cuộc xung đột trong giai đoạn 2023-2025 là khoảng 255 tỷ shekel (66,54 tỷ USD), tương đương 13% GDP năm 2024, với chi tiêu quốc phòng và dân sự tăng cao, trong khi nguồn thu từ thuế sụt giảm.

    Xung đột cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Palestine. Liên hợp quốc ước tính kinh tế Palestine đã giảm 29% kể từ khi xung đột nổ ra. Tỷ lệ nghèo đói ở dải Gaza là hơn 50% và tiếp tục tăng. Chi phí tái thiết sau xung đột có thể lên tới 30-40 tỷ USD.Không những thế, xung đột một khi lan sang Liban và Iran sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư vào khu vực và sẽ tác động đến các lĩnh vực từ du lịch, hàng không, vận chuyển đến bán lẻ và bất động sản.

    Du lịch và nông nghiệp đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi các cuộc giao tranh ở khu vực biên giới Liban. Một số quốc gia đã khuyến cáo công dân của họ không nên đi du lịch đến Liban, Israel và Jordan và Ai Cập.

    Trung Đông vẫn là trung tâm sản xuất dầu mỏ của thế giới và những bất ổn do xung đột có thể dẫn tới hiệu ứng lan rộng ảnh hưởng đến giá năng lượng, vốn dễ biến động do căng thẳng địa chính trị đang diễn ra. Trước đó, cuộc chiến đang diễn ra ở Dải Gaza giữa Israel – Hamas cũng ảnh hưởng đến giá dầu dù không đáng kể. Bất chấp cường độ xung đột ở Gaza, giá dầu thô Brent vẫn ổn định ở mức khoảng 80 USD/thùng. Tuy nhiên, việc Iran tấn công Israel sẽ tăng thêm áp lực, khiến giá dầu thô có thể tăng lên gần mức cao. 

    Tình trạng sụt giảm nguồn cung, bất kể vì lý do gì, có thể làm chậm đà tăng trưởng cũng như làm gia tăng lạm phát toàn cầu. Hơn nữa, các quốc gia có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khu vực hoặc phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng ổn định, chẳng hạn như các quốc gia ở châu Âu và châu Á, có thể cần đánh giá lại những chính sách và chiến lược năng lượng của mình để có thể mua hàng trong dài hạn.

    Ngoài ra, những biện pháp trả đũa có thể dẫn đến các lệnh trừng phạt kinh tế của nhiều nước đối với Israel. Các lệnh trừng phạt có thể leo thang thành các cuộc đối đầu thương mại rộng lớn hơn, gây ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác ngoài năng lượng.

    Trong khi đó, các tuyến vận tải hàng hải quốc tế, đang chật vật chống đỡ trước những cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Biển Đỏ, có thể phải đối mặt nhiều mối đe dọa hơn. Các cuộc tấn công này sẽ mở rộng ra Biển Arab, Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải, gây thêm nhiều thiệt hại và làm gián đoạn hoạt động vận chuyển thương mại.

    Tau bi tan cong eo bien Hormuz

    Thị trường chứng khoán Việt Nam đôi khi không bị ảnh hưởng quá lớn bởi yếu tố nước ngoài, đa phần chỉ bị tác động về tâm lý trong ngắn hạn. Về dài hạn, khi có giao tranh hay xung đột quốc tế, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp liên quan chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng.

    Đối với ngành Dầu khí: Bản thân Israel không phải là nguồn cung dầu lớn nhưng việc Hamas tấn công Israel tạo nên rủi ro xung đột có thể lan rộng đến Saudi Arabia và Iran (Israel cáo buộc nước này tham gia vào vụ tấn công), 2 nước chiếm 17% tổng nguồn cung dầu thô. Các nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ giá dầu tăng cao như Dầu mỏ (PVD, PVS, BSR); Khí đốt (GAS, CNG).

    Tac dong Trung Dong den dau khi

    Đối với ngành Phân bón: Các mặt hàng Israel xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu toàn cầu (tổng nguồn cung), vũ khí đạn dược chiếm tỷ lệ lớn nhất 8.87%, theo sau là phân bón với 2.31%. Việc Israel giảm xuất khẩu các mặt hàng có thể sẽ có ảnh hưởng tới lĩnh vực Phân bón tuy nhiên không quá nhiều, đối với các mặt hàng khác không ảnh hưởng nhiều do chiến tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn cung xuất khẩu của thế giới.

    Xét về cơ cấu từng ngành hàng, chỉ có phân bón là nhập khẩu từ Israel chiếm 6.78% tổng lượng nhập khẩu phân bón 2022. Theo đó, nếu Israel xảy ra các vấn đề về nguồn cung thì hàng hóa ảnh hưởng nhất về nguồn cung có thể là phân bón, tuy nhiên, mức độ là không nhiều do tỷ trọng nhỏ và năng lực sản xuất phân bón trong nước vẫn đang dư thừa.

    Ngoài ra, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Israel (VIFTA) được ký kết vào ngày 25/07/2023 mở ra cơ hội cho các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận thị trường Israel và là bước tiến mới để giúp thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Đông rộng lớn.

    Mặc dù giá trị xuất khẩu thủy hải sản sang thị trường Israel hiện chỉ chiếm khoảng 1% tổng giá trị xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam nhưng đây là một thị trường tiềm năng với VIFTA, còn nhiều dư địa cho các doanh nghiệp thủy sản vì: 1) Israel là thị trường có sức mua, khả năng thanh toán cao; 2) Israel là nước không có nguồn tài nguyên thiên nhiên; 3) nhu cầu tiêu dùng khá lớn, giá trị nhập khẩu thủy hải sản 2022 của Israel là 781.2 triệu USD (+29.5% YoY) cho thấy sức mua rất lớn.

    Hiện tại, riêng mặt hàng cá ngừ thì Israel đang có tiềm năng rất lớn cho ngành xuất khẩu cá ngừ, Israel đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Trong 5T2023, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Israel đạt 21 triệu USD, tăng 83% YoY, tăng mạnh nhất trong bối cảnh nhu cầu suy giảm ở các nước và các nhóm hàng hóa khác.

    chungcong.com

    Hiện tôi đang là chuyên viên tư vấn đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Việt Nam. Blog này được tôi lập ra để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và những câu chuyện trong đầu tư chứng khoán. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để có một chiến lược đầu tư tốt nhất, phù hợp nhất!
    Back to top button