BID – Phân tích và định giá cổ phiếu năm 2022
Quý 2/2022, với LNTT của BID đạt 6,6 nghìn tỷ đồng (tăng 41% so với cùng kỳ). Dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ, NIM phục hồi và trích lập dự phòng thấp hơn đã bù đắp cho sự sụt giảm của thu nhập hoạt động dịch vụ và thu từ nợ đã xử lý, giúp BID có được mức tăng trưởng cao trong giai đoạn này.
Triển vọng ngắn hạn và trung hạn của BID được đánh giá tích cực, vì kỳ vọng LNTT của ngân hàng sẽ tăng trưởng hơn 80% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm 2022 và 24% so với cùng kỳ trong năm 2023. Tuy nhiên, lo ngại tăng trưởng dài hạn có thể bị hạn chế do các chỉ tiêu vốn của BID còn cần cải thiện. Theo ban điều hành BIDV kỳ vọng lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm nay đạt 20.600 tỷ đồng, tăng 52% so với năm ngoái.
Quan điểm TRUNG LẬP đối với cổ phiếu BID, mặc dù giá mục tiêu 1 năm điều chỉnh lên 44.180 đồng/cổ phiếu (từ mức 41.200 đồng/cổ phiếu). Việc điều chỉnh tăng giá mục tiêu là để phản ánh ước tính lợi nhuận cho năm 2022 và 2023 được điều chỉnh tăng lần lượt 2,8% và 8,5% và chuyển đổi cơ sở định giá đến giữa năm 2023.
- Quan điểm ngắn hạn: Lạc quan về triển vọng ngắn hạn của BID. Theo ước tính, BID có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế là hơn 80% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2022 – một trong những mức tăng trưởng cao nhất trong các ngân hàng chúng tôi nghiên cứu.
Nguồn SSI – 15.08.22
Đồ thị kỹ thuật
- Trung hạn: BID đang phục hồi dòng tiền vào tích cực.
- Ngắn hạn: BID đang có tín hiệu điều chỉnh, lực bán tăng lên, vùng 35.5 – 36 là vùng MA(100) cũng như nền hỗ trợ mạnh có thể cân nhắc giải ngân. Thoát nếu mất 34.8.