NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

0
495
Có thể bạn chưa biết, có đến 95% người đầu tư chứng khoán là thua lỗ? Ước chừng đâu đó chỉ có 5% số người tham gia vào thị trường chứng khoán đạt được mục đích lợi nhuận ban đầu. Không khó để bắt gặp những câu chuyện điển hình như một người vừa mới tháng trước rất vui vẻ vì thắng đậm chứng khoán nhưng tháng sau đã nhận được thông tin ép bán từ công ty chứng khoán vì giá giảm mạnh hay một nhà đầu tư nào đó nge được tin đồn từ “đội lái” đã bỏ khoản tiền tích lũy mua xe, mua nhà để “đập” vào chứng khoán, vài tuần sau khoản tiền đó “không cánh mà bay”.

Nguyên nhân mà nhiều người mất tiền hoặc chỉ đạt được những kết quả tầm thường trong thị trường chứng khoán không hẳn vì họ không đủ khả năng, mà đôi khi là bởi những sai lầm hoặc những yếu kém mà họ chưa nhận ra và thay đổi. Sau đây là một số những sai lầm tiêu biểu trên thị trường chứng khoán mà ngay cả những nhà đầu tư thông minh nhất đôi khi cũng không thể tránh khỏi.

I. ĐẦU TƯ KHÔNG CÓ KẾ HOẠCH
Đừng nhầm lẫn đầu tư chứng khoán với cờ bạc, bản chất của đầu tư chứng khoán là việc bạn phải định giá lại các doanh nghiệp xem giá hiện tại của nó đã đúng với giá trị thực của công ty trong hiện tại và tương lai hay chưa, khi đó bạn sẽ ra quyết định mua chứng khoán và sẽ trở thành 1 cổ đông của doanh nghiệp. Nếu như bạn chọn mã cổ phiếu một cách ngẫu nhiên hay đầu tư theo bản năng thì đó không phải là đầu tư thông minh, bạn sẽ nằm trong 95% nhà đầu tư thua lỗ. Đầu tư thực thụ là đưa ra quyết định theo một kế hoạch đã được vạch sẵn và hướng theo nó trong một khoảng thời gian cụ thể.
Điều bạn cần làm là lập ra một bản kế hoạch đầu tư cá nhân bao gồm những câu hỏi sau:
  • Mục đích của bạn khi đầu tư là gì? Mục đích bổ sung thêm nguồn thu nhập hay kiếm đủ tiền để nghỉ hưu sớm?
  • Chiến lược đầu tư của bạn là gì? Thị trường chứng khoán kênh đầu tư không hề dễ dàng vì vậy cần có 1 phương pháp cụ thể để có hướng đi rõ ràng lâu dài và những mục tiêu cần đạt được trong tương lai. Bạn có thể tham khảo 4 BƯỚC ĐỂ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN THÀNH CÔNG Tại đây.
  • Phương pháp bạn đang dùng có hiệu quả không? Luôn luôn phải đánh giá lại hiệu quả từ kênh đầu tư bạn đang đầu tư hay phương pháp bạn đang dùng.

Những câu hỏi này giúp bạn đầu tư một cách bài bản và bền vững. Có một kế hoạch tốt và tuân theo nó có thể không thú vị như đầu cơ, nhưng nó sẽ đem lại khoản lợi nhuận lớn hơn trong thời gian dài.

II. BỊ ẢNH HƯỞNG QUÁ NHIỀU TỪ NHỮNG LUỒNG THÔNG TIN BÊN NGOÀI
Ở thị trường chứng khoán không thiếu những môi giới, những bài viết để Pr một doanh nghiệp nhằm thuyết phục mua 1 cổ phiếu nào đó để đem lại lại ích riêng cho họ, hay luồng thông tin có sự xuất hiện của những “đội lái” với khả năng thao túng thị trường để “đánh cổ phiếu” đó lên một mức giá nào đó. Bản chất của “đội lái” là đẩy lên những mức giá khác nhau và thoát dần ở những thời điểm khi nhiều nhà đầu tư cá nhân mua vào, kỳ vọng giá càng lên cao thì cổ phiếu của đội lái càng được phân phối ra cho đến khi nguồn cung dần cạn kiệt. Thời điểm này là thời điểm thông tin tích cực được đẩy ra liên tục, nhiều nhà đầu tư truyền tai nhau và bị guồng quay của cổ phiếu làm giá lôi kéo và cuối cùng giá rớt thảm hại, dẫn đến những thua lỗ vô cùng lớn.
III. ĐỂ CẢM XÚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
Yếu tố cảm xúc có lẽ là kẻ thù lớn nhất của những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Một ví dụ điển hình là trường hợp phải mua đáy bán đỉnh và không tuân thủ những kỷ luật đã đặt ra. Mỗi lần có đợt giảm mạnh, một số nhà đầu tư sẽ nhanh tay mua vào ngay mà không cần quan tâm đến thị trường chung hay doanh nghiệp đó đang có vấn đề gì? Chỉ một câu trả lời đơn giản là “giá đã giảm rất thấp so với giá đỉnh rồi”, nhưng thực chất doanh nghiệp đó đang sắp phá sản và bạn sắp mất trắng tài khoản mà không biết đó. Ví dụ cho việc giá cổ phiếu giảm càng mua càng thua lỗ như TTF, KLF…
Một số bẫy tâm lý mà các nhà đầu tư vướng phải có thể kể đến:
  • Một công ty đã thành công và đem lại lợi nhuận tăng trưởng đều đặn “không chắc chắn” sẽ tiếp tục phát triển tốt trong tương lai. Điều này thể hiện việc, bạn luôn sãn sàng bán cổ phiếu nào đó khi không thỏa mãn điều kiện tăng trưởng đã đặt ra.
  • Tiếp tục đầu tư vào một doanh nghiệp mà bạn đã quen thuộc và dần có cảm giác thích doanh nghiệp đó. Những doanh nghiệp cho bạn cảm giác thích đó có thể không đem lại lợi nhuận cho bạn như mong đợi.
  • Đầu tư một doanh nghiệp có thông tìn từ người A truyền cho người B, người B truyền cho người C…, người C truyền cho người thứ Z rằng doanh nghiệp đó giá sẽ tăng gấp đôi mà không rõ doanh nghiệp đó thực sự kinh doanh thế nào.
  • Không kiểm soát được rủi ro. Cảm giác giá giảm 20% rồi sẽ không thể giảm nữa, nhưng khi giảm đến 50% rồi thì sẽ thôi vất đấy kệ đến đâu thì đến.

Chốt lại, bạn luôn phải đặt câu hỏi: Mỗi thương phụ của bạn, bạn rút ra được bài học gì? Định hướng lại sao cho phù hợp với bản thân, với thị trường để không tiếp tục phạm phải những sai lầm đó trong quá khứ và tiếp tục hoàn thiện phương pháp đầu tư sao cho lợi nhuận đem lại tối đa.

 

 

 

 

 

 

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here