So sánh 6 kênh đầu tư tốt trên thị trường hiện nay

0
423

Nhìn lại năm 2021 Covid-19 hoành hành, 2022 kinh tế suy thoái đã khiến nhiều người rơi vào tình cảnh kinh tế khó khăn. Việc tận dụng cơ hội đầu tư, tạo ra thu nhập thụ động là cách tốt nhất để tối ưu hóa dòng tiền trong tương lai. Nếu bạn đang có nguồn tiền nhàn rỗi mà chưa biết phải sử dụng kênh nào hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 7 kênh đầu tư với điểm mạnh điểm yếu, cùng nghiêm cứu nhé!

1. Gửi tiết kiệm

Gửi tiết kiệm luôn là lựa chọn của nhiều người vì tính thanh khoản cao, lợi nhuận ổn định. Một số chuyên gia tài chính cho rằng đây là kênh không sợ lỗ với lợi nhuận thu đều đặn 5-10%/năm, tuy nhiên nếu lạm phát duy trì ở mức cao, cao hơn lãi suất danh nghĩa thì thực chất hàng năm tiền của bạn sẽ mất giá, lãi suất thực sẽ âm, gửi tiết kiệm sẽ không còn là kênh thích hợp để tích luỹ tài sản nữa. Lạm phát làm giá cả hàng hóa tăng hàng năm, năm 2003 một phát phở giá 7.000 VND, đến năm 2023 giá một bát phở 40.000. Cũng 10 triệu năm 2003 mua được rất nhiều thứ, nhưng đến 2023 chưa mua được một chiếc Iphone đời mới.

Gửi tiết kiệm thường phù hợp với nhóm tuổi nghỉ hưu muốn cuộc sống an nhàn, không phụ thuộc vào con cháu nên đem tiền tới ngân hàng gửi cho chắc và lấy lãi hàng tháng.

2. Đầu tư vàng, USD

Đầu tư vàng hay USD là hình thức đầu tư tương đối phổ biến, được nhiều người sử dụng. Nếu có tiền nhàn rỗi, đa phần người Việt sẽ mua vàng tích trữ hoặc USD, chờ đến khi lên giá sẽ tiến hành bán ra hoặc khi nào có nhu cầu sử dụng gấp tiền mặt.

Đây là kênh đầu tư dài hạn có thể nói là an toàn trong dài hạn, thanh khoản cao. Tuy nhiên, lợi nhuận ở mức trung bình, khả năng bù lạm phát có thể nhỉnh hơn gửi tiết kiểm nhưng vẫn ở mức thấp.

3. Bất động sản

Đây là kênh đầu tư cực kỳ hấp dẫn khi tỷ lệ dân số ngày càng tăng nhưng đất sử dụng ngày càng khan hiếm, giá đất ngày càng đắt đỏ. Xét về dài hạn, giá đất sẽ luôn có xu hướng tăng khi vị trí thỏa mãn điều kiện “Điện, Đường, Trường, Trạm”.

Tuy nhiên, đây là kênh đầu tư cần phải có vốn lớn, tính thanh khoản thấp nhất so với các loại hình đầu tư thông thường khác. Nhiều lúc thị trường sẽ bị đóng băng không thể mua bán, nhà đầu tư phải nắm giữ lâu dài có khi 3 đến 5 năm để có đợt tăng giá mới.

Ví dụ như thời điểm đầu năm 2022, thị trường bất động sản thiết lập mặt bằng giá mới cao hơn năm 2021 do tác động vết “dầu loang” từ kết quả phiên đấu giá 4 lô đất Thủ Thiêm lập đỉnh, dòng tiền nóng từ chính sách tiền tệ nên dòng tiền dịch chuyển chuyển sang kênh đầu tư này, có mảnh đất 100m2 lên tới hơn 20 tỷ… Tuy nhiên, càng về cuối năm 2022, bất động sản càng giảm mạnh. Chính vì vậy, bất động sản thích hợp đầu tư dài hạn và vốn lớn.

4. Đầu tư chứng khoán

Đầu tư cổ phiếu là kênh đầu có tính thanh khoản cao, giao dịch mua bán trong 1-2 ngày, vốn không hạn chế tối thiểu hay tối đa và rất nhiều triển vọng phát triển trong cả ngắn, trung hay dài hạn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng ổn định sẽ xuất hiện rất nhiều cơ hội đầu tư lớn trên thị trường chứng khoán. Như giai đoạn 2012-2022 có những cổ phiếu tăng 15-20 lần hay ngắn hạn năm 2021 có nhiều cổ phiếu tăng trên 50%.

Nhưng đầu tư chứng khoán đòi hỏi phải có thời gian, trình độ chuyên môn nhất định trong việc nghiên cứu, phân tích đánh giá, chọn lọc cổ phiếu và sự nhạy bén trước khi quyết định đầu tư. Rất nhiều nhà đầu tư thua lỗ khi tham gia với tâm thế theo Đám đông, Hô hào, Tin đồn, Cảm tính… Nên kênh đầu tư chứng khoán thực sự là điều không dễ dàng cho nhà đầu tư cá nhân.

Bên cạnh đó, với tính an toàn cao hơn và lãi cố định thường cao hơn lãi tiết kiệm 2-5% nên đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sẽ là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn trái phiếu doanh nghiệp uy tín hoặc có bảo lãnh để hạn chế rủi ro.

Xem thêm danh mục đầu tư c phiếu tại đây

5. Chứng chỉ quỹ

Đầu tư vào chứng chỉ quỹ hiện nay là kênh đầu tư dần được ưa chuộng. Hiểu một cách đơn giản, người sử dụng sẽ đầu tư tiền vào quỹ, những nhà quản lý quỹ sẽ dùng số tiền đó đầu tư sinh lời. Đầu tư vào quỹ khá hiệu quả vì quỹ thường được ủy thác bởi các chuyên gia nên khả năng sinh lời tốt hơn. Tuynhiên, phí giao dịch, phí quản lý, duy trì… tương đối cao.

Xem thêm các loại quỹ tại đây

6. Tiền ảo Bitcoin

Đây là loại tiền mã hóa kỹ thuật số, có nhiều ưu điểm như giao dịch thuận tiện, không thể làm giả, an toàn, chi phí giao dịch thấp,… Bitcoin có tính thanh khoản tốt. Tuy nhiên, tại Việt Nam, giao dịch Bitcoin không được pháp luật bảo vệ. Do đó, tính rủi ro tương đối cao.