KIẾN THỨC ĐẦU TƯPHÂN TÍCH CƠ BẢN

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH PHẦN III: CHỈ SỐ RỦI RO VÀ CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG TIỀM NĂNG

Nội dung
    C. CHỈ SỐ RỦI RO
    I. CHỈ SỐ RỦI RO KINH DOANH
    • Công thức tính:
    – Tổng chi phí = Chi phí biến đổi + Chi phí cố định.
    • Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy doanh nghiệp như tiền thuê nhà, thuê tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay.
    • Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính.
    • Rủi ro kinh doanh là rủi ro mà công ty có thể mất tiền hoặc kiếm được ít tiền hơn khi doanh số giảm xuống. Trong một môi trường có doanh số đang trên đà sụp giảm, một công ty có thể thua lỗ nếu công ty ấy sử dụng chi phí cố định quá nhiều. Nếu phần lớn chi phí trong công ty chỉ là chi phí biến đổi thì nó sẽ ít khi nào rơi vào tình trạng trên. Tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng chi phí cố định và chi phí biến đổi. Do vậy việc hiểu được cấu trúc chi phí cố định của doanh nghiệp thật sự là điều cần thiết khi đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đó.
    II. CHỈ SỐ RỦI RO TÀI CHÍNH
    Các chỉ số về rủi ro tài chính liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty.
    a. Phân tích việc sử dụng nợ của công ty:

    1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản

    • Công thức tính:
    – Nợ trên tổng vốn = Tổng nợ/ Tổng tài sản.
    – Tổng nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn.
    – Tổng tài sản = Tổng nợ + Tổng vốn chủ sở hữu.
    • Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của doanh nghiệp đó với tỷ số bình quân của toàn ngành.

    b. Phân tích các chỉ số khả năng thanh toán lãi vay:

    1. Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay
    • Khả năng thanh toán lãi vay = Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT)/ Lãi vay.
    •  Chỉ số này thể hiện mức độ lợi nhuận bảo đảm cho khả năng trả lãi vay của Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng bù đắp chi phí lãi vay càng tốt. Chỉ số này ảnh hưởng đến việc nhà cung cấp vốn có quyết định cho Doanh nghiệp vay tiếp khi số gốc vay nợ đến hạn thanh toán. Thường tỷ lệ tối thiểu là 1.5 lần.
    D. CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG TIỀM NĂNG
    1. Chỉ số tăng trưởng
    • G = RR x ROE = Lợi nhuận giữ lại / Tổng vốn chủ sở hữu.
    • RR = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức)/ Lợi nhuận sau thuế.
    • ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng vốn chủ sở hữu.
    F. CHÚ Ý
    1. Chỉ số đứng một mình thì nó không phản ánh hết được doanh nghiệp. Các nhà phân tích khi sử dụng các chỉ số tài chính cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác thí dụ như:
    – Chỉ số trung bình ngành: So sánh chỉ số công ty với chỉ số trung bình ngành là dạng so sánh phổ biến hay gặp.
    – So sánh trong bối cảnh chung của nền kinh tế: Đôi khi cần phải nhìn tổng thể chu kỳ kinh tế, điều này sẽ giúp nhà phân tích hiểu và dự đoán được tình hình công ty trong các điều kiện thay đổi khác nhau của nền kinh tế, ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái.
    – So sánh với kết quả hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp: Đây cũng là dạng so sánh thường gặp. So sánh dạng này tương tự như phân tích chuỗi thời gian để nhìn ra khuynh hướng cho các chỉ số.
    2. Chỉ số tài chính cũng có phần hạn chế mà các nhà phân tích nên lưu tâm:
    – Nhiều công ty lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đối với những công ty như thế này thì rất khó tìm thấy một loạt các chỉ số ngành có ý nghĩa.
    – Lạm phát có thể là yếu tố làm cho bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp bị” bóp méo” đi đáng kể. Trong trường hợp này, lợi nhuận có thể cũng bị ảnh hưởng.
    – Yếu tố mùa vụ cũng có thể là sai lệch các chỉ số tài chính. Hiểu yếu tố mùa vụ ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp có thể giảm thiểu khả năng hiểu sai các chỉ số tài chính.
    – Các phương pháp kế toán khác nhau cũng có thể bóp méo sự so sánh giữa các công ty với nhau, thậm chí là ngay trong 1 công ty.
    – Một số chỉ số tài chính khó có thể nhận định được là tốt hay xấu. Ví dụ chỉ số tiền mặt cao đối với công ty tăng trưởng có thể là một dấu hiệu tốt ở quá khứ, nhưng có thể là một dấu hiệu cho thấy công ty đã chững đà tăng trưởng do không có phương án mới để phát triền doanh nghiệp, nên định giá sẽ không tăng trong tương lai.

    – Một công ty có thể có những chỉ số tốt và cả những chỉ số xấu, do vậy thật khó mà nói được đó là một công ty mạnh hay yếu. Phân tích chỉ số một cách máy móc thì rất nguy hiểm. Vì vậy, sử dụng chỉ số phân tích tài chính một cách thông minh sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin bổ ích.

     

    chungcong.com

    Hiện tôi đang là chuyên viên tư vấn đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Việt Nam. Blog này được tôi lập ra để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và những câu chuyện trong đầu tư chứng khoán. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để có một chiến lược đầu tư tốt nhất, phù hợp nhất!
    Back to top button