HƯỚNG DẪN NGƯỜI MỚIKIẾN THỨC ĐẦU TƯ

Hiểu bản chất về thị trường chứng khoán

Nội dung

    Chứng+ sẽ chia sẻ một cách cô đọng, dễ hiểu về các vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán, đây là một kênh đầu tư rất nhiều tiềm năng với thu nhập thụ động giúp Quý nhà đầu tư có tự do tài chính.

    I. TẠI SAO CÓ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN?

    Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của Thị trường vốn:

    Chứng khoán là gì? Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích của người sở hữu đối với tài sản hoặc một phần vốn của tố chức phát hành, chứng khoán gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh… Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán, nhằm huy động những nguồn vốn xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, dự án đầu tư. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp, do vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi.

    1. Thị trường sơ cấp: Là nơi diễn ra việc mua bán quyền sở hữu tài sản hoặc một phần vốn của tổ chức phát hành. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp thường được tiến hành thông qua trung gian là các ngân hàng. Ví dụ, Công ty A phát hành 1.000 Cổ phiếu với giá 100.000 VNĐ/CP cho nhà đầu tư B với tỷ lệ sở hữu 40%. Khi đó, thiết bị, máy móc, tài sản… của công ty A một phần thuộc sở hữu của nhà đầu tư B.

    2. Thị trường thứ cấp: Là nơi chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành ban đầu giữa người này với người khác chứ công ty phát hành không thu được tiền nữa, công ty phát hành chỉ thu được vốn ở lần chào bán lần đầu trên thị trường sơ cấp. Ví dụ: Tiếp ví dụ trên, nhà đầu tư B đang sở hữu 1.000 Cổ phiếu giá 100.000 VNĐ/CP của công ty A, tỷ lệ sở hữu 40% doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau 5 năm nhà đầu tư B cần tiền hoặc đánh giá doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả nên quyết định bán 1.000 Cổ phiếu này với giá 150.000 VNĐ/CP cho nhà đầu tư C, nhà đầu tư C quyết định mua vì vẫn còn kỳ vọng về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp A này.

    Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn:

    Thị trường tài chính xuất hiện và tồn tại nhằm giải quyết vấn đề kết nối giữa bên có vốn và bên cần vốn, vốn được chuyển từ những người không có cơ hội đầu tư sinh lợi đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi cao, đồng thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất… Vấn đề này ban đầu được giải quyết thông qua hoạt động của Ngân hàng với vai trò trung gian. Khi kinh tế hàng hóa phát triển cao, nhiều hình thức huy động vốn mới linh hoạt hơn nảy sinh và phát triển, góp phần tốt hơn vào việc giải quyết cân đối giữa cung và cầu, các công cụ huy động vốn như: Trái phiếu, Cổ phiếu của các doanh nghiệp, Trái phiếu của chính phủ… Đây là những loại giấy tờ có giá trị, gọi chung là các loại chứng khoán. Và từ đó xuất hiện nhu cầu mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán giữa các chủ sở hữu với nhau. Điều này làm xuất hiện một loại thị trường riêng nhằm việc mua bán chuyển nhượng dễ dàng và thuận lợi hơn.

    1. Thị trường tiền tệ là nơi diễn ra các hoạt động của cung và cầu về vốn ngắn hạn dưới 1 năm, thị trường tiền tệ bao gồm thị trường tín dụng ngắn hạn, thị trường ngoại hối, thị trường liên ngân hàng, thị trường mở. Thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng. Các công cụ trên thị trường tiền tệ có độ an toàn tương đối nhưng thường mang lại lợi tức thấp.

    2. Thị trường vốn là nơi diễn ra các hoạt động của cung và cầu về vốn dài hạn trên 1 năm, thị trường vốn bao gồm: Cổ phiếu, trái phiếu công ty, vay thế chấp, hoặc chứng khoán chính phủ và chứng khoán các cơ quan thuộc chính phủ.

    II. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ

    1. Kết nối vốn giữa bên có và bên cần với nhau.

    2. Cung cấp môi trường đầu tư cho người muốn kiếm lợi nhuận cao hơn.

    3. Cung cấp khả năng thanh toán cho các chứng khoán.

    4. Đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình nền kinh tế.

    5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô.

    III. CƠ CẤU CỦA TTCK

    1. Căn cứ vào phương thức giao dịch: TTCK chia thành thị trường giao ngay và thị trường tương lai.

    2. Căn cứ vào tính chất chứng khoán: TTCK chia thành thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu.

    3. Căn cứ vào sự luân chuyển vốn: TTCK chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

    IV. CẤU TRÚC TỔ CHỨC CỦA TTCK

    Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như thế giới, đều có 1 cấu trúc tương tự như nhau. Về cơ bản, cấu trúc tổ chức của TTCK gồm 4 thành phần tham gia:

    1. BÊN BÁN là những tổ chức phát hành, các công ty cổ phần được phép phát hành chứng khoán ra công chúng thông qua thị trường chứng khoán với mục đích huy động vốn.

    2. BÊN MUA: Là những nhà đầu tư đi mua và sở hữu cổ phiếu của tổ chức phát hành đó với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

    3. BÊN TỔ CHỨC KINH DOANH: Công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, trung gian tài chính… Vai trò chính là cung cấp sản phẩm dịch vụ hỗ trợ bên mua và bán chứng khoán.

    4. BÊN QUẢN LÝ: Cơ quan quản lý nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán. Vài trò chính là tạo môi trường kết nối, quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán theo quy định của pháp luật.

     V. KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN CHỨNG KHOÁN

    · Xem thêm Tại đây

     

     

    chungcong.com

    Hiện tôi đang là chuyên viên tư vấn đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Việt Nam. Blog này được tôi lập ra để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và những câu chuyện trong đầu tư chứng khoán. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để có một chiến lược đầu tư tốt nhất, phù hợp nhất!
    Back to top button