CÂU CHUYỆN HAY!

Jesse Livermore là ai? Bi kịch của một huyền thoại phố Wall

Nội dung

    Ngày nay, không ít nhà giao dịch chứng khoán tham gia thị trường với mong muốn chốt lời nhanh. Họ có xu hướng triển khai chiến lược giao dịch theo ngày “đánh nhanh thắng nhanh”. Tuy nhiên, trường phái giao dịch này không có gì mới bởi ngay từ những năm 1900 huyền thoại Jesse Livermore đã sớm áp dụng. Jesse Livermore từng sở hữu khối tài sản cả trăm triệu USD chỉ nhờ việc kiếm lời trên thị trường chứng khoán. Vậy nhưng sau vô số thành công, Livermore lại vẫn rơi vào bi kịch cuối đời khi tự kết liễu chính mình.

    Jesse Livermore là ai? 

    Jesse Livermore – một nhà giao dịch chứng khoán lừng danh tại phố Wall. Ông được xem như “cha đẻ” của trường phái giao dịch theo ngày. Livermore chính là nguồn cảm hứng để Edwin Lefèvre cho ra đời tác phẩm Hồi Ức Thiên Tài Đầu Tư Chứng Khoán, một cuốn sách về đầu tư tài chính bán chạy nhất thế giới.

    Jesse Livermore - "cha đẻ" của trường phái giao dịch theo ngày

    Từng có thời điểm Livermore nằm trong top người giàu nhất hành tinh. Thế nhưng, cuối đời ông lại tự tìm đến cái chết. Mặc dù từng có lúc sở hữu tài sản đến cả trăm triệu đô nhưng khi ra đi Livermore vẫn để lại vô số khoản nợ lớn.

    I. Tiểu sử Jesse Livermore

    Jesse Livermore tên đầy đủ là Jesse Lauriston Livermore. Ông sinh ngày 26/7/1877, mất ngày 28/11/1940. Tuổi thơ của Livermore gắn liền với Shrewsbury, Massachusetts, nơi ông cất tiếng khóc chào đời.

    Livermore lớn lên trong một gia đình nghèo khó. Ông bắt đầu học đọc và viết khi mới hơn 3 tuổi. Năm 14 tuổi, ông buộc phải thôi học để phụ giúp gia đình tại nông trại. Thế nhưng, cậu bé Livermore không thể thích công việc này mà chỉ làm do sự ép buộc của người cha. Sau đó nhờ sự ủng hộ của mẹ, ông quyết định bỏ nhà ra đi.

    Công việc đầu tiên của Livermore là theo dõi và cập nhật bảng giá niêm yết cho công ty Payne Webber. Tiền lương ông nhận được lúc đó chỉ vỏn vẹn 5 USD mỗi tuần. Tuy nhiên cũng từ chính số tiền 5 USD này đã giúp Livermore bước chân vào thị trường đầu tư tài chính, từng bước tạo dựng khối tài sản cả trăm triệu USD.

    Khi mới lên 15 tuổi, Livermore đặt cược 5 USD vào Chicago, Burlington và Quincy Railroad. Khoản đặt cược này giúp ông thu về 3.12 USD đầu tiên. Cứ thế, cậu thanh niên Livermore tham gia đặt cược tại nhiều sòng bài khác tại Boston.

    Đến năm 20 tuổi, chàng thanh niên Livermore đã tích lũy tới trên 10.000 USD. Thậm chí tới năm 22 tuổi, ông còn bị cấm tại tất cả các sòng bạc tại Boston. Đây chính là lý do ông tìm đến phố Wall để tìm kiếm hướng đầu tư mới.

    Nhờ vào khả năng nắm bắt tâm lý thị trường, Livermore sớm trở thành một trong những “con cáo già” của thị trường phố Wall. Khối tài sản của ông có lúc lên đến cả trăm triệu USD.

    Livermore từng 3 lần rơi vào tình thế phá sản. Lần thứ nhất và thứ là sai lầm khi đầu tư vào ngành bông, nhưng lần đó ông vẫn đủ sức gượng dậy. Lần thứ ba, ông lại tiếp tục đầu tư vào thị trường bông sau thế chiến thứ nhất. Tuy nhiên, lúc đó bộ nông nghiệp Mỹ lại tìm cách ngăn chặn hoạt động của Livermore khiến ông rơi vào tình thế phá sản lần ba.

    Thế nhưng ở lần thứ ba này, ông không còn đủ sức để gượng dậy như 2 lần trước. Kết quả, ông phải đối mặt với khoản nợ khổng lồ ở tuổi 60. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến Livermore tìm đến con đường tự sát, bên cạnh lý do về mặt tâm lý.

    II. Cuộc đời Jesse Livermore và những thăng trầm

    Cuộc đời của nhà giao dịch huyền thoại Jesse Livermore từng nếm vô số thăng trầm. Ông lớn lên trong một gia đình khó, đứng trên đỉnh vinh quang từ bàn tay trắng nhưng lại rơi vào đường cùng từ chính sai lầm đầu tư vào ngành bông.

    1. Lần lượt nếm trái đắng khi mới bước chân vào thị trường phố Wall 

    Năm 1899, Livermore quyết định chuyển đến New York và dấn thân vào thị trường phố Wall. Ngày phiên giao dịch đầu tiên tại sàn New York, ông bất ngờ bị thua sạch toàn bộ vốn liếng bởi giá giao dịch chậm hơn giá thị trường 30 – 40 phút.

    Khi đó, ông thậm chí phải nhờ Nettie (người vợ ông kết hôn chỉ sau vài tuần hẹn hò) cầm cố toàn bộ trang sức. Sự việc này truyện cô vợ mới cưới của ông cực kỳ tức giận, cả hai người chia tay chỉ sau vài tháng làm đám cưới.

    Sau thất bại đầy cay đắng tại sàn New York, Livermore tiếp tục tìm kiếm cơ hội tại sàn chui St.Louis. Việc giao dịch của ông diễn ra khá suôn sẻ trước khi bị chủ sàn phát hiện mình chính là Jesse Livermore. Ngay lập tức, ông bị cấm giao dịch tại đây. Không bỏ cuộc, ông tiếp tục thuê hàng loạt người giao dịch hộ và kiếm lời 5.000 USD từ sàn giao dịch chui này.

    Đến năm 1901, Livermore quay trở về phố Wall. Điểm đó thị trường đang trên đà khởi sắc, ông dễ dàng thu lợi nhuận 50.000 USD. Vậy nhưng cũng không lâu sau đó, ông bị thiệt hại nặng khi mạo hiểm giao dịch với mặt hàng bông. Nó giống như một bài học để sau này ông thực hiện đầu tư một cách thận trọng hơn.

    Jesse Livermore từng thua sạch tại sàn New York trong lần đầu giao dịch

    2. Khoản lời khủng từ việc bán khống cổ phiếu Union Pacific 

    Sau một vài thất bại, Livermore nhanh chóng lấy lại phong độ khi lần lượt thắng lớn trên thị trường chứng khoán. Năm 1906, ông tạm nghỉ ngơi tại khách sạn đắt đỏ Palm Beach. Cũng chính tại đây, ông có cơ hội gặp gỡ chủ khách sạn và được thông tin mật liên quan đến cổ phiếu Union Pacific.

    Sau khi trở về từ kỳ nghỉ này, Livermore giá bán thống toàn bộ cổ phiếu Union Pacific mặc dù thời điểm đó nó vẫn tăng rất mạnh. Quyết định của ông khiến nhiều người nghĩ ông có vẻ như đang bị điên.

    Kết quả ngay sau trận động đất tại thành phố San Francisco, cổ phiếu mà ông vừa bán khống lập quay đầu giảm giá. Như vậy quyết định bán khống giúp Livermore thu lợi ích nhất 250.000 USD, một số tiền cực khủng lúc đó.

    Hình ảnh khách sạn xa xỉ Palm Beach, nơi Livermore từng nghỉ dưỡng

    3. Chịu thiệt hại 40.000 USD khi tiếp tục bán khống

    Khi nhận thấy thị trường đừng có dấu hiệu phục hồi, Livermore lại tìm cách mua cổ phiếu Union Pacific. Tuy nhiên một người bạn thân cận lại khuyên ông thận trọng khi đầu tư vào cổ phiếu.

    Ông lại bán khống vì nghe theo lời khuyên của người bạn. Vậy nhưng, lần này diễn biến không giống như trước khiến ông thiệt hại 40.000 USD.

    Edward Francis Hutton - người từng khuyên Livermore tiếp tục bán khống 

    4. Jesse Livermore dự đoán chính xác sự lao dốc thị trường vào năm 1907

    Livermore là người đã tự đoán chính xác tuổi nào tốt của thị trường chứng khoán diễn ra trong năm 1907. Lúc thị trường đang trong tuần khủng hoảng, ông lại bắt đầu thu gom cổ phiếu. Đồng loạt nhiều nhà đầu tư khác cũng làm theo khiến thị trường dần khởi sắc.

    Trong giai đoạn đó có những thời điểm Livermore thu lời 1 triệu USD / ngày. Ông còn dìu dắt nhiều bạn bè đầu tư.

    Jesse Livermore đã dự đoán đúng thị trường chứng khoán sẽ lao dốc vào năm 1907

    5. Thiệt hại cả triệu đô vì bị bạn thân đâm sau lưng

    Từ hoạt động bán khống cổ phiếu, Livermore từng thu về đến cả triệu đô. Giới đầu tư phố Wall còn gọi ông với biệt danh “cậu bé bán khống”. Teddy Price, người bạn thân thiết đồng thời là một doanh nhân nổi tiếng đã khuyên ông nên bán cổ phiếu ngành hàng bông. Chỉ vì nghe theo lời khuyên này, Livermore chính thức rơi vào tình thế phá sản vào năm 1915.

    Số lượng cổ phiếu ông mua vào từ năm 1907 để thị trường phục hồi lại vô tình khiến ông rơi vào thế bí. Trong nhiều năm tiếp theo, số lượng cổ phiếu đó liên tục trượt giá. Tuy vậy cũng chỉ một năm sau đó ông có cơ hội kiếm lại 5 triệu USD.

    Sau khi chia tay với người vợ đầu Nattie Jordan, Livermore kết hôn lần 2 với Dorothy và hạ sinh con trai đầu lòng Jesse Livermore II. Đây có thể xem như quãng đời hạnh phúc nhất của Livermore. Vì khi thấy ông có tiền, có gia đình, có danh vọng.

    6. Khoản lời khủng 100 triệu USD trong bối cảnh thị trường chụp đổ

    Vào năm 1929 sự chứng khoán Mỹ tăng trưởng khá nhanh, tạo điều kiện để không ít nhà đầu tư kiếm lời. Vậy nhưng cũng trong bối cảnh đó Livermore lại dự cảm thị trường sắp diễn ra biến động lớn.

    Trước thời điểm thứ Ba đen tối ngày 29/10, Livermore dành toàn bộ thời gian ở lại văn phòng để cùng cộng sự thực hiện giao dịch. Cũng trong thời điểm đó, ông bị cả thị trường xem là nguyên nhân cho đợt bán tháo hàng loạt, gây ra vô số vụ phá sản.

    Toàn bộ giao dịch thực hiện trước thời điểm thứ Ba đen tối giúp Livermore thu được khoảng lời chưa từng có 100 triệu USD.

    Livermore là người thu lợi lớn nhất từ sự kiện ngày thứ Ba đen tối

    7. Cuộc đổ vỡ hôn nhân lần 2

    Thành công đến liên tiếp đến với Livermore nhưng cuộc sống hôn nhân của ông lại không còn yên ấm. Ông có nhiều bồ nhí bên ngoài trong khi vợ ông lại rơi vào tình trạng nghiện rượu.

    Người vợ Dorothy không lâu sau đó quyết định đệ đơn ly hôn. Bà giành được quyền nuôi con và khoản phân chia tài sản trị giá 10 triệu USD. Ngay sau khi ly hôn Livermore, Dorothy sớm kết hôn với người mới.

    Ở độ tuổi 56, Livermore không còn đứng trên đỉnh cao danh vọng. Trong một chuyến nghỉ mát, ông gặp Harriet Metz. Bà là một ca sĩ người Mỹ từng kết hôn 4 lần. Hai người đi tới hôn nhân sau nhiều đổ vỡ.

    Hình ảnh người vợ thứ hai và hai cậu con trai của Jesse Livermore

    8. Tiếp tục rơi vào tình thế phá sản

    Sau lần phá sản đầu tiên, Livermore không khó để gượng dậy nhưng lần này lại hoàn toàn khác. Mặc dù vẫn tự tin về sức ảnh hưởng của bản thân trên thị trường nhưng giờ ông không còn ở cái tuổi sung sức, gia đình tan vỡ khiến ông gặp nhiều vấn đề tâm lý.

    Hình ảnh sàn giao dịch tại thành phố Chicago, thực hiện giao dịch các mặt hàng nông sản

    Sự ra đời của SEC cũng là cản trở khiến Livermore khó quay lại thị trường. Cũng chính SEC sau này bắt đầu điều tra, tìm cách ngăn chặn ông thực hiện giao dịch từng làm trong quá khứ.

    Con trai Livermore bị nghiện rượu giống mẹ và lối sống sa đọa trụy lạc giống cha. Trong một lần say rượu và lời qua tiếng lại với bà mẹ Dorothy, một cuộc nổ súng đã diễn ra. Vì không muốn nhìn thấy cảnh con trai chìm đắm trong men rượu, bà rút súng đe dọa đứa con trai nhưng sau đó lại nổ súng thật. Cậu con trai của Livermore may mắn thoát nạn, người vợ cũ Dorothy mặc dù bị điều tra nhưng không phải chịu án phạt gì nặng.

    Tuy nhiên, sự kiện xô xát trên cũng tán một đòn tâm lý lớn đến Livermore. Ông thường xuyên trong tình trạng stress, khó đưa ra quyết định giao dịch.

    9. Jesse Livermore tự kết liễu bản thân tại khách sạn Sherry Netherland 

    Khối tài sản của người vợ thứ ba giúp ông vẫn có được cuộc sống thảnh thơi. Thế nhưng dường như ông lại không thể vượt qua cú sốc tâm lý liên quan đến cậu con trai bằng và người vợ cũ. Ông thậm chí còn bị khối tài sản triệu đô của người vợ mới ru ngủ.

    Ngày 28/11/1940, nhà giao dịch huyền thoại Jesse Livermore đã tự kết liễu mạng sống bằng một phát súng. Người ta tìm thấy thi thể ông trong phòng khách sạn Sherry Netherland kèm bức di thư gửi đến người vợ Harriet Metz.

    Livermore hầu như không để lại tài sản từ cho cậu con trai Jesse Livermore Jr. Năm 1975, con trai của Livermore cũng tự tự tìm đến cái chết không lâu sau khi bắn vào một cảnh sát và chú cún cưng yêu quý của anh ta.

    III. 8 Sai lầm và 21 nguyên tắc đầu tư của huyền thoại Jesse Livermore

    Tuy rằng được biết đến như nhà giao dịch huyền thoại của phố Wall nhưng Jesse Livermore cũng mắc không ít sai lầm. Tuy nhiên, ông vẫn luôn là niềm cảm hứng cho thế nhà đầu tư sau này với 21 nguyên tắc đầu tư vẫn còn nguyên giá trị đến hiện tại.

    8 Sai lầm dẫn đến bi kịch của Livermore 

    Livermore từng qua lại với một vũ công trong vũ đoàn Ziegfeld Follies

    Không chú trọng cắt lỗ, giao dịch có nhiều, bị ảnh hưởng bởi những lời khuyên, không có kế hoạch quản lý rủi ro,.. Cùng với đó là lối sống buông thả sa đọa, không thể vượt qua cú sốc tâm lý làm cuộc đời Jesse rơi vào bi kịch.

    • Không chú trọng cắt lỗ: Livermore rất giỏi trong việc dự đoán xu hướng thị trường nhưng ông lại không tập trung cắt lỗ đúng thời điểm. Ông có thói quen ôm lệch trong thời gian dài ngay cả khi thị trường đã đổi chiều. Thói quen này khiến ông không ít lần thua lỗ nặng. Sau này khi đúc kết kinh nghiệm từ quá trình giao dịch của mình, Livermore đưa ra lời khuyên “Bạn chỉ nên giữ lại thứ những gì còn sinh lời và bán hết thứ bạn cảm thấy sẽ thua lỗ”.
    • Giao giao dịch quá mức: Livermore mình tham gia thị trường với tâm thế hăm hở, giao dịch rất nhiều ngay cả khi đã lãi lớn. Chính sự tham lam này là một trong những nguyên nhân làm Livermore bị sa đọa quá mức vào thị trường.
    • Bị ảnh hưởng bởi những lời khuyên: Mặc dù là một nhà giao dịch đại tài nhưng Livermore vẫn đôi lúc nghe theo lời khuyên của người khác. Đặc biệt với những người được cho nào giỏi hơn mình về chuyên môn. Thiệt hại hàng triệu USD  chính là bài học giúp Livermore nhận ra rằng kẻ thù số 1 của trader là không có lập trường của chắc chắn.
    • Không chú trọng đến quản lý rủi ro: Từ khi bước chân vào thị trường phố Wall, Livermore từ ít nhất 3 lần rơi vào tình trạng tài khoản. Có vẻ như ông quá tự tin vào khả năng của bản thân mà không cần xây dựng chiến lược quản lý rủi ro. Sự chủ quan này khiến ông ra đi gần như tay trắng mà không để bất kỳ tài sản nào cho con cái.
    • Khối lượng lệnh không khoa học: Livermore có thói quen giao dịch theo kiểu thăm dò. Theo đó, ông đặt một định nhỏ để xem phản ứng trường đừng. Trường hợp đoán đoán được xu hướng giá, ông lập tức nhồi lệnh thậm chí đến quá mức. Kiểu giao dịch này nếu thắng thì sẽ thắng đậm. Ngược lại nếu thua thì dễ thua sạch.
    • Giao dịch không có kỷ luật: Livermore dường như gặp vấn đề trong việc quản lý giao dịch một cách kỷ luật. Ông rất hay phá vỡ kế hoạch đề ra trước đó. Trong lần thắng đậm vào ngày thứ Ba đen tối chính là dịp hiếm hoi Livermore thực hiện chiến lược giao dịch một cách có kỷ luật.
    • Chìm vào lối sống sa đọa, buông thả: Jesse Livermore kiếm ra rất nhiều tiền nhưng ông cũng nhiều không kém. Ông phung phí tiền bạc cho các chuyến du lịch sang chảnh, món đồ xa xỉ, mua tất cả những thứ có thể mua. Trong khi đó lại không tạo một khoản phòng thân vững chắc. Dù có vợ nhưng Livermore vẫn rất trăng hoa, có bồ nhí khắp nơi.
    • Không biết cách vượt qua cú sốc tâm lý: Chính kiểu sống buông thả làm cho Livermore rơi vào stress, hôn nhân lần được tan vỡ. Ông giao dịch ngay cả khi chưa giải quyết được vấn đề về tâm lý. Đây cũng chính là nguyên nhân Livermore tìm đến cái chết.

    21 Nguyên tắc đầu tư của Livermore

    21 Nguyên tắc giao dịch bất thủ của Livermore vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Dù thị trường tài chính có biến đổi nhưng tâm lý của phần đông nhà mọi thời đại vẫn khá giống nhau.

    Nguyên tắc đầu tư bất hủ của huyền thoại giao dịch Jesse Livermore

    1. Thị trường chứng khoán giống như một vòng lặp, không có gì mới mẻ xảy ra cả.
    2. Bạn không thể kiếm tiền liên tục nếu cứ giao dịch hàng ngày, hàng tuần.
    3. Đừng quá tin tưởng vào ý kiến của bản thân mà hãy đợi thị trường các thực ý kiến này.
    4. Chỉ có nhà đầu tư sai, thị trường chưa bao giờ sai.
    5. Lợi nhuận khi khởi đầu phản ánh số tiền thực hình thành từ đầu tư.
    6. Thị trường vận động theo hướng lưu của cổ phiếu, vì vậy đừng vội chốt lời sớm.
    7. Đầu cơ mạo hiểm khác với đầu tư, bạn đừng bao giờ lẫn lộn chúng với nhau.
    8. Số tiền mất đi do đầu cơ thường nhỏ hơn so với số tiền bạn mất từ những thương vụ đầu tư.
    9. Khi giá lên chưa đủ cao, bạn đừng bao giờ chị bán 1 cổ phiếu.
    10. Hãy mua cổ phiếu khi giá của nó bước vào một nhịp mới so với nhịp giá cũ.
    11. Đừng bao giờ thực hiện bình quân giá đi xuống.
    12. Cái tôi chính là kẻ thù số 1 của nhà đầu tư và cả nhà đầu cơ.
    13. Đừng bao giờ mua vào một loại cổ phiếu khi giá của nó đã xuống thấp hơn mức trung bình.
    14. Đừng để mộng tưởng ảnh hưởng đến quyết định giao dịch của bạn.
    15. Mọi xu hướng chính đều cần thời gian nhất định để hình thành.
    16. Bạn không nhất thiết phải tò mò về nguyên nhân đằng sau chuyển động giá.
    17. Hãy lựa chọn theo dõi một vài cổ phiếu thay vì theo dõi nhiều loại cổ phiếu.
    18. Các cổ phiếu thống lĩnh thị trường hôm nay chắc chắn không thể thống lĩnh thị trường 2 năm sau.
    19. Nếu không thể kiếm lời từ cổ phiếu thống lĩnh thị trường, bạn sẽ rất khó kiếm lời được từ nơi khác hoặc toàn bộ thị trường.
    20. Không phải tất cả cổ phiếu sẽ cùng đi lên hay đi xuống theo nhịp thị trường. Sẽ có những cổ phiếu nằm trong nhóm đặc biệt đi ngược hướng với thị trường.
    21. Không nhiều người có thể kiếm tiền khi chỉ ghi theo tư vấn của người khác. Bạn cần thận trọng với thông tin nội bộ. Nếu trật tự để kiếm tiền trên thế, người ta sẽ chẳng bao giờ để tiền rơi vào túi bạn đâu.

    Kết luận

    Jesse Livermore – người đi đầu trong xu hướng dẫn giao dịch theo ngày. Ông còn được biết đến như một thiên tài giao dịch, biết cách đón đầu xu hướng thị trường. Trong cuộc khủng hoảng ngày thứ Ba đen tối năm 1929, linh cảm cộng với lối giao dịch có kỷ luật đã giúp Livermore thu lời cả trăm triệu USD. Thời kỳ sự nghiệp đỉnh cao, Livermore từ nằm trong nhóm những người giàu nhất nước Mỹ.

    Dù rất thành công tại thị trường phố Wall nhưng Livermore từng vào tình thế phá sản nhiều lần. Hai cuộc hôn nhân đầu tiên của ông cũng lần lượt tan vỡ. Cuối đời, ông không thể vượt qua cú sốc tâm lý để rồi tự tìm đến cái chết. Nhưng dù thế đi chăng nữa, không ai có thể phủ nhận tài năng của Livermore. Ngày nay, Jesse Livermore vẫn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ nhà đầu tư trên thế giới.

    chungcong.com

    Hiện tôi đang là chuyên viên tư vấn đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Việt Nam. Blog này được tôi lập ra để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và những câu chuyện trong đầu tư chứng khoán. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để có một chiến lược đầu tư tốt nhất, phù hợp nhất!
    Back to top button